Tran Thi Thu Thuy * , Tsutomu Arie , Tohru Teraoka and THAO LE THI MAI

* Corresponding author (thuytran@ctu.edu.vn)

Abstract

The aim of studies was to find out promising Bacillus species isolated in rice field soil of the Mekong Delta obtaining antagonistic capability to Fusarium monilifome causing Bakanae disease in seven provinces i.e. Tien Giang, An Giang, Dong Thap, Can Tho, Soc Trang, Hau Giang và Vinh Long. The bacteria were isolated on King?s B agar medium and identified based on colony, Gram characteristics and endospore formation. The bacteria with good antagonist were sent to Japan for further identification. Evaluating antagonistic ability based on mycelial inhibition zone (mm). Results showed that among 285 isolates, there were only 45 isolates survived at 85oC in 60 minutes belong to Bacillus, in which 6 isolates that had  showed good antagonistic but vary depend on Fusarium monilifome isolates identified as Bacillus pumilus (AGB1), Paenibacillus macerans (AGB3), Bacillus sp. (AGB4), Bacillus pumilus (AGB15), Bacillus pumilus (AGB17) and Bacillus megaterium (AGB27). Among them, Bacillus pumilus AGB15 had showed good antagonistic ability to many Fusarium moniliforme isolates at the Mekong Delta.
Keywords: Antagonistic, Bacillus, Bakanae disease, Fusarium monilifome

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm những chủng Bacillus phân lập từ đất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khả năng đối kháng tốt với nấm Fusarium moniliforme gây bệnh lúa von tại 7 tỉnh và thành phố thuộc ĐBSCL như Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang và Trà Vinh. Vi khuẩn được phân lập trên môi trường King?s  B agar và định danh dựa vào đặc điểm hình thái như màu sắc khuẩn lạc, đặc tính Gram, sự hình thành nội bào tử. Các mẫu vi khuẩn có khả năng đối kháng tốt được mang sang Nhật để định danh. Đánh giá khả năng đối kháng dựa trên bán kính vòng vô khuẩn (mm). Kết quả cho thấy trong tổng số 285 mẫu phân lập chỉ có 45 mẫu phân lập chịu đựng được nhiệt độ 850C trong 60 phút thuộc chi Bacillus, trong đó chỉ có 6 chủng Bacillus có khả năng đối kháng tốt nhưng  thay đổi tùy thuộc chủng nấm Fusarium moniliforme,  đã được định danh là Bacillus pumilus (ký hiệu AGB1), Paenibacillus macerans (AGB3), Bacillus sp. (AGB4), Bacillus pumilus (AGB15), Bacillus pumilus (AGB17) và Bacillus megaterium (AGB27). Trong đó, vi khuẩn Bacillus pumilus AGB15 có khả năng đối kháng tốt với nhiều chủng nấm Fusarium moniliforme tại ĐBSCL.
Từ khóa: Bacillus, bệnh lúa von, đối kháng, Fusarium monilifome

Article Details

References

Bonman, J.M., 1992. Bakanae. Page: 27 in: Compendium of Rice Diseases. Eds R. K. Webster & P. S. Gunnell. APS PRESS The American Phytopathological Society. St. Paul, Minnesota, USA.

Huỳnh Minh Châu, Lê Nguyễn Ngọc Huỳnh và Trần Thị Thu Thủy. 2006. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma sp., vi khuẩn Burkholderia cepaciaTG17 và Bacillussp. TG19 đối với nấm Colletotrichumvà Sclerotium gây bệnh trên hoa kiểng. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trang 55-62.

Nguyễn Văn Lực, Huỳnh Văn Sang và Trần Thị Thu Thủy. 2014. Đánh giá khả năng ức chế của một số loại thuốc trừ nấm và vi khuẩn Bacillus đối với nấm gây bệnh trên hạt lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm. Hội thảo Quốc gia Bệnh hại Thực vật Việt Nam lần thứ 13 tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh 6-7/5/2014. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trang 200-207.

Ou, S.H., 1985. Rice Diseases. 2nded. Commonwealth Mycological Institute, Kew, UK. Pages: 201-221.

Teng, P.S. and W.C. Janes, 2001. Disease and yield loss assessment. P.25-38. In: Plant Pathologist’s Pocketbook (J. M. Waller, J. M. Lenne’. S.J. Waller, eds.). CABI Publishing Company Inc. Bostom Masscachussetts.