Ha Huy Tung * and Duong Thuy Yen

* Corresponding author (hhtung@nomail.com)

Abstract

This study aimed to compare growth and survival rates of hybrids between two strains of climbing perch parents including wild strain sampled in Ca Mau (CM) and square ? head (DV) strain collected in Hau Giang. Four fish treatments including 2 reciprocal hybrids and 2 parent strains were reared in two completely randomized design experiments. First, fish were reared from fry to fingerling stage for 14 days in 12 tanks (200 L) with the density of 425 individuals/tank. They were fed live food (Rotifera, moina, and red worm) combined with commercial pellet (10 days after stocking). In the second experiment (15 to 55 days old), fish were stocked 140 individuals/200-L tank with 4 replicates, and fed commercial pellet  containing 42% protein. After 14 days, CM and CMxDV hybrid had insinificantly higher length (19.5 and 19.3 mm , respectively) and higher survival rates (64.7 and 81.9%, respectively) compared to DV and DVxCM hybrid (length:17.2 and 17.9 mm; survival:52.1 and 52.9%, respectively). After 55 days, growth and survival rates of 2 reciprocal hybrids were not significantly different from  2 parent strains (p>0.05). Weight and lenght of  4 treatments of fish averaged 1.51 ? 1.94 g and 40.2 ? 45.4 mm, respectively. Survival rates of fish ranged 40.8 ? 61.9%. Therefore, growth and survival of two hybrids from fry to juvenile stages were similar to those of two parent strains.
Keywords: Climbing perch, Anabas testudineus, growth, survival rate, rearing, crossbreeding

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm so sánh tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá rô lai giữa hai dòng cá bố mẹ: dòng cá tự nhiên thu ở Cà Mau (CM) và cá rô đầu vuông (ĐV) thu ở Hậu Giang. Bốn nhóm cá bột gồm 2 con lai (CMxĐV và ĐVxCM), và 2 dòng cá bố mẹ (CM và ĐV) được ương trong hai thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Trong thí nghiệm 1, ương từ cá bột đến 14 ngày, cá được bố trí trong 12 bể (200 L) với mât độ 425 cá thể/bể và được cho ăn thức ăn tươi sống (luân trùng, trứng nước và trùn chỉ) kết hợp với thức ăn công nghiệp (bắt đầu từ ngày thứ 10 sau khi bố trí). ở thí nghiệm 2, tương ứng với giai đoạn ương từ 15 đến 55 ngày, cá được bố trí 140 cá thể/bể 200L với 4 lần lặp lại. Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp 42% đạm. Sau 14 ngày, chiều dài của cá CM và con lai CMxĐV (tương ứng 19,5 và 19,3 mm ) lớn hơn và tỉ lệ sống (tương ứng 64,7 và 81,9%) cao hơn nhưng không có ý nghĩa (p>0,05)so với cá ĐV và con lai ĐVxCM (chiều dài:17,2 và 17,9 mm; tỉ lệ sống:52,1 và 52,9%). Sau 55 ngày, sinh trưởng và tỉ lệ sống của hai con lai tương đương với 2 dòng cá bố mẹ (p>0,05). Khối lượng và chiều dài của 4 nhóm cá dao động từ 1,51 ? 1,94 g và 40,2 ? 45,4 mm. Tỉ lệ sống của cá đạt từ 40,8 ? 61,9%. Như vậy, ở giai đoạn cá bột lên giống, tăng trưởng và tỉ lệ sống của hai con lai cá rô tương đương với hai dòng cá bố mẹ.
Từ khóa: Cá rô đồng, Anabas testudineus, tăng trưởng, tỉ lệ sống, ương nuôi, lai chéo

Article Details

References

Bergerhouse, D.L., 1994. Lethal Effects of Elevated pH and Ammonia on Early Life Stages of Hybrid Striped Bass. Journal of Applied Aquaculture 2, 81-100.

Boyd, C.E., 1998. Water quality for pond aquaculture. Auburn University.

Đặng Thị Hoàng Oanh, Trương Quỳnh Như và Nguyễn Đức Hiền, 2012. Phân lập và xác định khả năng gây bệnh xuất huyết trên cá rô đồng (Anabas testudineus) của vi khuẩn Streptococcus agalactiae. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. Số định kỳ 22c, 194 – 204.

Đặng Thụy Mai Thy, Trần Thị Thủy Cúc, Nguyễn Châu Phương Lam, Nguyễn Đức Hiền và Đặng Thị Hoàng Oanh, 2012. Đặc điểm mô bệnh học cá rô (Anabas testudineus) nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila và Streptococcus sp. trong điều kiện thực nghiệm. Tạp chí Khoa họcTrường Đại học Cần Thơ. Số định kỳ22c, 183 - 193.

Dunham, R.A., Ramboux, A.C.R., Perera, D.A., 2014. Effect of strain on the growth, survival and sexual dimorphism of channel x blue catfish hybrids grown in earthen ponds. Aquaculture 420–421, Supplement 1, S20-S24.

Dương Nhựt Long, Nguyễn Thanh Hiệu và Nguyễn Anh Tuấn, 2006. Thực nghiệm nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) thâm canh trong ao đất tại tỉnh Long An. Tạp chí Khoa họcTrường Đại học Cần Thơ, 93 -103.

Dương Thúy Yên và Dương Nhựt Long, 2013. Ảnh hưởng của nguồn gốc cá bố mẹ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá rô (Anabas testudineusBloch, 1792) giai đoạn ương từ cá bột lên cá giống. Tạp chí Nông Nghiệp, số 6/2013, 66 – 72.

Dương Thúy Yên và Trương Ngọc Trinh, 2013. So sánh đặc điểm hình thái của cá rô đầu vuông và cá rô đồng tự nhiên (Anabas testudineus). Tạp chí Khoa họcTrường Đại học Cần Thơ, số 29b, 86-95.

Dương Thúy Yên, 2014. So sánh trình tự một số gene mã vạch của cá rô đầu vuông và cá rô đồng tự nhiên (Anabas testudineusBLOCH, 1792). Đã chấp nhận, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, đang in.

Hồ Mỹ Hạnh, 2004. Khảo sát tính ăn và ảnh hưởng của mật độ thức ăn lên sự tăng trưởng của cá rô đồng (Anabas testudineus, Bloch, 1792) từ giai đoạn cá bột lên cá hương. Luận văn tốt nghiệp cao học, ngành Nuôi trồng thủy sản – Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

Hulata, G., 1995. A review of genetic improvement of the common carp (Cyprinus carpio L.) and other cyprinids by crossbreeding, hybridization and selection. Aquaculture 129, 143-155.

Koolboon, U., Koonawootrittriron, S., Kamolrat, W., Na-Nakorn, U., 2014. Effects of parental strains and heterosis of the hybrid between Clarias macrocephalusand Clarias gariepinus. Aquaculture 424–425, 131-139.

Tave, D. , 1993. Genetics for Fish Hatchery Managers. Van Nostrand Reinhold New York.

Trần Minh Phú, Trần Lê Cẩm Tú và Trần Thị Thanh Hiền, 2006. Thực nghiệm nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) bằng thức ăn viên với các hàm lượng đạm khác nhau. Tạp chí Khoa họcTrường Đại học Cần Thơ, 104 - 109.

Trịnh Thu Phương, 2013. Ảnh hưởng của chọn lọc hàng loạt theo khối lượng lên tính trạng sinh trưởng và sinh sản cá rô đồng (Anabas testudineus). Luận văn tốt nghiệp cao học, ngành Nuôi trồng thủy sản – Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

Trương Quốc Phú, 2006. Giáo trình quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.

Trương Thủ khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại các loài cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Trường Đại học Cần Thơ, 361 trang.