Pham Phuong Tam *

* Corresponding author (pptam@ctu.edu.vn)

Abstract

Modern society requires people to be able to study regularly, continuously and all their life. And its core is self-learning, self-striving ability to improve specialty, professional skills and quality of life. Distance learning is one of the methods satisfying these demands. To build a successful learning society, the State and Party have concerned, developed and expanded this distance learning method. This was further confirmed at the eleventh congress of Communist Party of Vietnam: "Promoting the study encouragement movement, building a learning society and expand the distance learning mode..." [1]. The appearance of distance learning at Can Tho University (CTU) has contributed to implement policies of education and training development of the Party and the State in the Mekong Delta. The article introduced something about the distance learning at CTU and some difficulties on the management of the new form of training. Also, it recommended some solutions to improve the quality of distance education at CTU in particular and the whole country in general.
Keywords: Distance learning, difficulty in distance training management, recommendation to overcome difficulty

Tóm tắt

Xã hội hiện đại đòi hỏi con người phải có khả năng học tập một cách thường xuyên, liên tục, suốt đời. Mà cốt lõi của nó là khả năng tự học, tự phấn đấu của mỗi người nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng sống của bản thân. Đào tạo từ xa là một trong các phương thức có khả năng thỏa mãn những đòi hỏi này. Để xây dựng thành công xã hội học tập, phương thức đào tạo từ xa đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, phát triển, mở rộng. Điều đó được tiếp tục khẳng định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản ViệtNam: ?Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, mở rộng các phương thức đào tạo từ xa?? [1]. Đào tạo từ xa ở Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) ra đời góp phần thực hiện chủ trương, đường lối phát triển giáo dục-đào tạo của Đảng và Nhà nước ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Bài viết xin giới thiệu đôi nét về công tác đào tạo từ xa ở Trường ĐHCT, về một số khó khăn trong công tác này đồng thời đề xuất kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo từ xa của Trường ĐHCT nói riêng và cả nước nói chung.
Từ khóa: Đào tạo từ xa, khó khăn trong công tác đào tạo từ xa, kiến nghị khắc phục khó khăn

Article Details

References

Ban Chấp hành TW Đảng (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Sự thật, Hà Nội.

Bộ Chính trị, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20/1/2003 về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL 2001-2010.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Phát triển giáo dục – đào tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Thành phố Cần Thơ.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 40/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/8/2003 ban hành quy chế tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp hình thức đào tạo từ xa.

Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 164/2005/QĐ-TTg ngày 04/07/2005 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2005- 2010”.

Vũ Ngọc Hải (2006), “Một số vấn đề về phát triển giáo dục ở các nước trong khu vực và trên thế giới”, Khoa học Giáo dục (5).

Phan Văn Kha (2007), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà Nội.

Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội.

Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI – Chiến lược phát triển, NXB Giáo dục Hà Nội.

Asian Development Bank (1986), Distance Education in Asia and the Pacific, Vol. I, II, Manila.