Do Thi Thanh Huong * and Tran Nguyen The Quyen

* Corresponding author (dtthuong@ctu.edu.vn)

Abstract

Pangasianodon hypophthalmus is highly commercial valuable  fish in Vietnam. However, there are not many published papers on the effects of salinities on the physiological characteristic of the stripped catfish while the sea water levels is predicted to increase 12cm in 2020 and 75cm in 2105 (http://tinkhoahoc.blogspot.com, Nguyen Ngoc Tran, 2011). This paper was studied on the tolerant of the eggs and larvae of tra catfish in different salinies. The eggs of the stripped catfish after artificial fertilized were incubated in the freshwater( 0? control), 1?, 3?, 5?, 7?, 9?, 11?, 13?, 15?, 17? and 19?. The embryonic development time, hatching time and rate were observed. After hatching the larvae were nursed in the tanks (500L) about 2 months in the same media of salinities at hatching. The osmotic and ionic concentrations in the plasma of fish in different salinities were measured. The results showed that the embryo of the stripped catfish can develop and hatch in brackish water (0-11 ?), the embryonic development time prolonged from 23 to 38 hours when the embryo were incubated in freshwater to 23? and the hatching rate decreased from freshwater to the brackish (68,54-25,87%). In adition, water osmotic levels of the fish increased in the freshwater treatment (225 ± 42,68 mOsm/kg) to 23? (506 ± 43,76 mOsm/kg), isomotic of fish was 9? (283 ± 34,66 mOsm/kg). Chloride and sodium ion concentrations increased conciding to the increasing salinity from 0 to 23? (91 - 218 mM/L, 71 - 163 mM/L, respectively), K+ levels in the blood of fish are always higher than those in water.
Keywords: salinity, osmoregulation, embryo

Tóm tắt

Cá Tra là một trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao hiện nay của nước ta. Dưới tác động của xâm mặn diễn ra ngày càng rõ nét nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn đến đời sống của cá tra. Báo cáo này trình bày khả năng chịu đựng của trứng và cá bột ở các độ mặn khác nhau. Thí nghiệm tiến hành sau khi trứng cá tra được thụ tinh nhân tạo, trứng được cho ấp trong các độ mặn tương ứng 0? (đối chứng), 1?, 3?, 5?, 7?, 9?, 11?, 13?, 15?, 17? và 19?. Nhằm theo dõi thời gian phát triển phôi, thời gian nở và tỉ lệ nở. Sau khi trứng nở ra cá bột, cá được bố trí vào bể 0,5 m3 tiếp tục ương đến 02 tháng tuổi trong cùng điều kiện độ mặn lúc ấp trứng và kiểm tra khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu (ASTT) và ion của cá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phôi cá tra có thể phát triển và nở được đến độ mặn 11?, thời gian phát triển phôi kéo dài khi độ mặn tăng từ 0 - 11? (23 ? 38 giờ), tỉ lệ nở của cá giảm dần trong môi trường từ 0 đến 11? (68,54 -  25,87%). ASTT trung bình của máu cá tăng dần từ nước ngọt 0? (225 ± 42,68 mOsm/kg) đến độ mặn 23? (506 ± 43,76 mOsm/kg), điểm đẳng áp là 9? (283 ± 34,66 mOsm/kg). Ion Cl-, Na+ tăng dần khi độ mặn tăng từ 0 - 23? (91 ? 218 mM/L, 71 - 163 mM/L theo thứ tự), ion K+ trong máu cá luôn cao hơn so với nồng độ ion K+ trong môi trường nước.
Từ khóa: Cá tra, độ mặn, Áp suất thẩm thấu, phôi

Article Details

References

Dương Tuấn. 1981. Sinh lý cá. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 335 trang.

Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Văn Tư. 2010. Một số vấn đề sinh lý cá và giáp xác. NXB Nông nghiệp, 152 trang.

Nguyễn Chung. 2008. Kỹ thuật sinh sản và nuôi cá tra. NXB nông nghiệp, 142 trang

Nguyễn Chí Lâm, 2010. Nghiên cứu thích ứng và tăng trưởng ccủa cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống ở các độ mặn khác nhau. Luận văn cao học. Đại học Cần Thơ, 89 trang.

Nguyễn Hương Thùy, 2010. Ảnh hưởng độ mặn khác nhau lê sự điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của lươn đồng (Monopterus albus) giai đoạn giống. Luận văn cao học. Đại học Cần Thơ, 69 trang

Nguyễn Thị Bích Vân, 2009. Ảnh hưởng độ mặn lên điều hóa áp suất thẩm thấu, tì lệ sống và ương thử nghiệm cá chình (Anguilla marmorata) tại thành phô Cà Mau. Luận văn cao học. Đại học Cần Thơ, 80 trang

Paciencia S. Young, Corazon E. Dueiias, 1993. Salinity tolerance of fertilized eggs and yolk-sac larvae of the rabbitfish Sz’gmus guttatus (Bloch). Aquaculture, 112 pp 363-377.

Fashina-Bombata H.A., A.N. Busari (2003). Influence of salinity on the developmental stages of African catfish Heterobranchus longifilis (Valenciennes, 1840) Aquaculture 224: 213–222

Phạm Minh Thành, Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất giống cá. NXB nông nghiệp. 215 trang

Stamatis Varsamos, Catherine Nebel and Guy Charmantier, 2005. Includes papers from the International Symposium on “Ontogeny of Physiological Regulatory Mechanisms: Fitting into the Environment” - Volume 141, Issue 4, August 2005, Pages 401-429

Thân Trọng Ngọc Lan, 2006. Ảnh hưởng nhiệt độ và độ mặn đến quá trình phát triển phôi cá Giò (Rachycentrum canadum, Linaeus, 1766). Luận văn cao học. Viện nghiên cứu NTTS I.

Trương Thủ Khoa và Đinh Thị Thu Hương. 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ. Cần Thơ. 361 trang

Yang, Zhou. and Yafen Chen, 2005. Salinity tolerance of embryos of obscure puffer Takifugu obscurus. Aquaculture 253 (2006). p 393 – 397.

http://tinkhoahoc.blogspot.com/2011/02/muc-nuoc-bien-dang-nao-tai-ong-bang.html