Vấn đề minh giải và giảng dạy tác phẩm thơ văn chữ Hán Việt Nam trong chương trình trung học phổ thông
Abstract
Vietnamese literary works written in Chinese play a crucial role in transmitting the cultural and historical values of the country while shaping the character of modern individuals. However, due to the evolving nature of time, differences in space, and particularly language barriers, certain challenges arise in fully grasping the essence of these works. Access to Vietnamese literary works written in Chinese chosen for inclusion in the high school curriculum, is often restricted to Sino-Vietnamese translations. These translations, which focus on expressing meaning and poetic expression, regrettably do not fully capture the essence of the original works. Furthermore, the annotations and word glossaries provided in textbooks are often limited, exacerbating the difficulty of comprehending the text. Based on the practical challenges encountered in teaching Vietnamese literary works written in Chinese in high school curriculum, we propose several approaches to address the requirements of the Literature curriculum in 2018.
Tóm tắt
Tác phẩm văn học chữ Hán Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc truyền tải giá trị văn hóa lịch sử nước nhà và giáo dục nhân cách con người thời hiện đại. Theo sự biến đổi của thời đại, sự cách biệt về thời gian, không gian và nhất là cách biệt về mặt ngôn ngữ đã tạo nên trở ngại nhất định đối với việc tiếp thu giá trị của những tác phẩm này. Việc tiếp cận các tác phẩm thơ văn chữ Hán Việt Nam được tuyển giảng trong chương trình phổ thông cấp Trung học phổ thông chỉ dừng lại ở bản phiên âm Hán Việt, dịch nghĩa và dịch thơ chưa thể chuyển tải được trọn vẹn ý nghĩa của nguyên tác. Cùng với đó, việc chú thích, chú giải từ ngữ trong sách giáo khoa cũng rất hạn chế khiến cho việc tiếp nhận văn bản khó khăn hơn. Từ thực tế giảng dạy các văn bản tác phẩm Hán văn Việt Nam trong chương trình phổ thông, một số hướng tiếp cận được đề xuất nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình Ngữ văn năm 2018.
Article Details
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
Thi, N. T. (Chủ biên). Ngữ văn 10 (tập 2). (2022). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Thi, N. T. (Chủ biên). Ngữ văn 11 (tập 2). (2023). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Hùng, B. M. (Tổng chủ biên). Ngữ văn 11 (tập 2). (2023). Nxb. Giáo dục Việt Nam.
Hùng, B. M. (Tổng chủ biên). Ngữ văn 10 (tập 1, tập 2) (2022). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Thìn, L. N., & Thống, Đ. N. (Tổng chủ biên). (2022). Ngữ văn 10 (tập 1, tập 2). Nhà xuất bản Đại học Huế.
Thìn, L.N., & và Thống, Đ. N. (Tổng chủ biên). (2023). Ngữ văn 11 (tập 1). Nhà xuất bản Đại học Huế.
Siêu, Đ. Đ. (2008). Suy nghĩ bước đầu xung quanh vấn đề truyền đạt và tiếp nhận di sản Hán Nôm trong nhà trường trích trong Hán Nôm học trong nhà trường. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.