Lê Thanh Phương Phạm Tấn Nhã *

* Tác giả liên hệ (ptnha@ctu.edu.vn)

Abstract

The present study aimed to evaluate the reproductive performance of 2 lines of Ac chicken hens with and without feathers on legs at 22-29 weeks of age. This study was carried out at the chicken farm in Phong Dien district, Can Tho City, from October to December 2022. A total of 60 hens at 22 weeks old were arranged with 2 treatments, each treatment was repeated 30 times, each replicate was a hen raised individually in a cage. The research results showed that the laying rate, egg weight, feed consumption, feed/egg consumption, and feed conversion ratio (FCR) had no statistically significant differences between the two treatments (P>0.05). However, laying rate and FCR at 27 weeks old were found a statistically significant difference (P<0.05) between the two hen lines: 1)Hens with feathers on legs had a laying rate (69.77%) higher than hens without feathers on legs (59.22%); 2) FCR in the line of hens with feathers on legs (2.55) was lower than others (3.75).

Keywords: Ac chicken, reproductive productivity, native chicken

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm đánh giá năng suất sinh sản của gà ác mái chân có lông và không lông ở giai đoạn 22-29 tuần tuổi. Nghiên cứu được thực hiện tại trại gà huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2022. Có tất cả 60 gà ác mái 22 tuần tuổi được bố trí với 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 30 lần, mỗi lần lập lại là một gà mái được nuôi trong chuồng lồng cá thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy gà ác có tỉ lệ đẻ, khối lượng trứng, tiêu tốn thức ăn, tiêu tốn thức ăn/trứng và hệ số chuyển hóa thức ăn (feed conversion ratio-FCR) khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05). Tuy nhiên, tỉ lệ đẻ và FCR ở tuần tuổi 27 khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa hai dòng gà, gà mái chân có lông có tỉ lệ đẻ (69,77%) cao hơn dòng gà mái chân không có lông (59,22%), ngược lại FCR ở dòng gà mái chân có lông (2,55) thấp hơn dòng không có lông chân (3,75).

Từ khóa: Gà Ác, năng suất sinh sản, gà bản địa

Article Details

Tài liệu tham khảo

Đoàn, B. H., Mai, N. T., Sơn, N. T., & Đạt, N. H. (2011). Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Hải, N. T., Mười, N. T., Hùng, T. Q., Bình, P. T. T., Hà, L. T. T., Hằng, T. T. T., Trang, Đ. Đ., Uyên, N. T. T., Tám, N. V., & Nguyện, L. T. (2022). Chọn lọc, nhân thuần gà H’Mông trong 3 năm 2019-2021. Báo cáo khoa học năm 2020-2022, Phần di truyền - giống vật nuôi, Viện Chăn nuôi, 130-138.

Hồng, N. T. (2016). Kỹ thuật nuôi gà ác, gà ta. Nhà xuất bản Thanh Hóa.

Lan, L. T. T., Hùng, L. T., & Quí, N. H. (2018). Ảnh hưởng của bổ sung bột lá Khoai Mì (Manihot esculenta) vào khẩu phần lên chất lượng trứng gà ác. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, 239, 42-47.

Lộc, Đ. T. (2017). Xác định tỉ lệ tiêu hóa của các thực liệu và ảnh hưởng của các mức protein và năng lượng lên năng suất sinh sản và chất lượng trứng của gà ác. Luận văn tốt nghiệp cao học, Trường Đại học Cần Thơ.

Phước, T. V. (2021). Đánh giá các mức năng lượng, protein và acid amin trong khẩu phần lên năng suất sinh sản của gà ác đẻ trứng thương phẩm. Luận án tiến sĩ ngành Chăn nuôi, Đại học Cần Thơ.

Phương, T. T. M. (2004). Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và phẩm chất thịt của giống gà ác Việt Nam. Luận án tiến sĩ ngành Nông nghiệp, Viện Chăn Nuôi, Hà Nội.

Phương, T. T., & Biên, L. T. (2007). Kỹ thuật chăn nuôi gà đặc sản (gà ác, gà H’mông). Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

Tài, L. N. Đ. (2015). Ảnh hưởng của các mức độ bổ sung chế phẩm Salmate TM và hạt lanh ép đùn lên năng suất sinh sản, thành phần acid béo và thời gian tồn trữ trứng gà ác. Luật văn tốt nghiệp cao học, Trường Đại học Cần Thơ.

Thịnh, N. H., Vinh, N. T., Lâm, N. T., Nga, M. T. T., & Đoàn, B. H. (2020). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của gà Bang Trới. Vietnam J. Agri. Sci., 18(10), 812-819.

Thịnh, N. H., Đoàn, B. H., & Giang, N. P. (2021a). Năng suất sinh sản gà Lạc Thủy nuôi bán thâm canh. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, 262, 14-17.

Thịnh, N. H., Giang, N. P., & Đoàn, B. H. (2021b). Năng suất sinh sản của gà Ri Lạc Sơn nuôi bán chăn thả. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, 263, 12-16.

Vân, T. T., Dung, Đ. T. K., Sơn, V. N., & Mỵ, N.T.T. (2015). Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của gà địa phương Lạc Thủy - Hòa Bình. Hội nghị Khoa học Chăn nuôi - Thú y toàn quốc, Trường Đại học Cần Thơ, 195-200.