Đỗ Văn Hoàng * Nguyễn Văn Nay

* Tác giả liên hệ (dvhoang@ctu.edu.vn)

Abstract

Using short duration high yielding rice varieties for production 2, 3 crops per year, in the Mekong Delta simultaneous sowing led to a mass harvest, thus, booking for a combined harvester and selling all harvests were a big challenge. Therefore, there have been some people who do the job as the brokers, usally called as “rice brokers”. Most of them were rice prducers who take time to do this brokerage activity. Their operating time for this activity depended on each rice broker, it only takes about 7days per crop. If they expanded this work at other localities, it took more than 80 days per crop on average, and the average income of these people was quite high compared to the people who specialize in rice production, 159,13 million VND/ha/year compared with 43,97 million VND/ha/year. Thus, with the high income, the number of people who work as "rice brokers" in rural areas have appeared more and more. However, the problems were unavoidable during the process of operation, it was necessary to train farmers on basic legal information and management of cooperatives and farmers groups to help them produce and sell their products by themseleves.
Keywords: Mekong Delta, harversting, Ricebroker, trading

Tóm tắt

Việc Sử dụng giống lúa cao sản ngắn ngày để sản xuất 2, 3 vụ trên năm ở Đồng bằng sông Cửu Long và gieo sạ đồng loạt dẫn đến thu hoạch đồng loạt nên vào lúc cao điểm, việc đặt lịch máy gặt đập liên hợp và tiêu thụ lúa với sản lượng lớn gây khó khăn cho nông dân trong khâu thu hoạch và tiêu thụ. Chính vì vậy, xuất hiện những người làm công tác môi giới hay còn gọi là "Cò" trong khâu thu hoạch và tiêu thụ lúa. Đa phần những người làm “Cò” họ vừa sản xuất lúa vừa tranh thủ làm công tác môi giới này, thời gian hoạt động “Cò” tùy vào mỗi người, chỉ chiếm thời gian khoảng 7 ngày/vụ, nếu hoạt động sang các địa phương khác thì thời gian này nhiều hơn, trung bình 80 ngày/vụ và nguồn thu nhập trung bình của những người này khá cao so với những người dân chỉ chuyên sản xuất lúa, cụ thể là 159,13 triệu đồng/ha/ năm so với  43,97 triệu đồng/ha/ năm. Như vậy, với thu nhập như trên, người làm hoạt động “Cò” ở nông thôn xuất hiện ngày càng nhiều. Để tránh những vấn đề phát sinh, vướng mắc, cần tập huấn cho người dân những thông tin cơ bản về luật pháp, huấn luyện về quản trị điều hành Hợp tác xã, Tổ hợp tác, giúp người dân chủ động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình làm ra.
Từ khóa: Cò lúa, Đồng bằng sông Cửu Long, Thu hoạch, tiêu thụ

Article Details

Tài liệu tham khảo

Đỗ Văn Hoàng &Nguyễn Ngọc Đệ (2016). Kết quả nghiên cứu sản xuất lúa tiết kiệm nước. Trong Nguyễn Duy Cần và Nguyễn Ngọc Đệ (Chủ biên), Kỷ yếu Hội nghị khoa học: Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn thời hội nhập (106-117), Hậu Giang. Nhà Xuất bảnĐại học Cần Thơ.

Nguyễn Duy Cần &Nico Vromant (2009). PRA Đánh giá nông thôn với sự tham gia của người dân(tái bản lần 2). Nhà Xuất bản Nông nghiệp.

Phạm Lê Thông, Huỳnh Thị Đan Xuân và Trần Thị Thu Duyên (2011). So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè thu và Thuđông ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, 18a, 267-276.

Quang Hải(2020). Chuyện về Cò lúa, ngày truy cập 25/4/2020. Địa chỉ: http://www.baohaugiang.com.vn/kinh-te/chuyen-ve-co-lua-87374.html.

Trần Quốc Nhân &Đỗ Văn Hoàng(2013). Sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thông qua hợp đồng: hiện trạng và giải pháp ở tỉnh An Giang. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, 27D, 76-83.

Võ Thị Thanh Lộc &Nguyễn Phú Son(2011). Phân tích chuỗi giá trị lúa gaọ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, 19a, 96-108.

Vũ Hữu Tửu(2007). Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. Nhà xuất bản Giáo dục.