Lê Văn Dũ * , Trần Thị Ngọc , Phạm Quốc Thái , Phạm Sỹ Nguyên , Trương Hoàng Đan Nguyễn Thanh Giao

* Tác giả liên hệ (lvdu@ctu.edu.vn)

Abstract

This study was to investigate the diversity of the zooplankton in the buffer zone of the U Minh Ha National Park, Ca Mau province. Thirty samples of the zooplankton were collected in three models including planted Melaleuca cajuputi, natural Melaleuca cajuputi and Acacia hybrid on two types of shallow and deep acid sulfate soil (ASS) in October 2018. The results showed that there were 131 species of Protozoa, Rotifera, Cladocera, and Copepoda which accounted for 55.7%, 18.3%, 15.3% and 10.7%, respectively. The total species density ranged from 41,773 - 589,418 individuals/m3, of which Rotifera was the highest density species. The Shannon index H’ was low, from 0.74 to 1.24, the highest H’ was found i  deep ASS Acacia hydrid model, and the lowest H’ was found in shallow ASS in the planted Melaleuca cajuputi model. The H’ indicates the water environment in the study area was from moderately to severely polluted. According to cluster analysis, the diversity of the zooplankton was divided into two groups in which group 1 was the Acacia hybrid model on two ASS, and group 2 included natural and planted Melaleuca cajuputi models. The overall results showed that the cultivation model has a great influence on diversity of the zooplankton and it’s indicators for water environment.
Keywords: Acacia hybrid, acid sulfate soil, biodiversity, melaleuca cajuputi, zooplankton

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm khảo sát đa dạng phiêu sinh động vật (PSĐV) ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Cà Mau. Với 30 mẫu PSĐV được thu trên 3 mô hình tràm trồng, tràm tự nhiên và keo lai trên 2 loại đất phèn nông (PN) và phèn sâu (PS) vào tháng 10 năm 2018. Kết quả cho thấy có 131 loài thuộc các nhóm, ngành nguyên sinh vật (Protozoa), trùng bánh xe (Rotifera), giáp xác râu ngành (Cladocera) và giáp xác chân chèo (Copepoda). Rotifera, Copepoda, Cladocera, và Protozoa chiếm tỷ lệ lần lượt là 55,7%, 18,3% và 15,3%, và 10,7%. Tổng mật độ các loài dao động từ 41.773- 589.418 ct/m3, trong đó Rotifera là ngành có mật độ cao nhất. Chỉ số đa dạng H’ tương đối thấp từ 0,74 – 1,24, cao nhất ở  mô hình keo lai ở tầng PS và thấp nhất ở mô hình tràm trồng PN. Chỉ số H’ cho thấy môi trường nước trong vùng nghiên cứu ô nhiễm từ trung bình đến nặng. Theo phân tích cụm đa dạng PSĐV được chia thành 2 nhóm, trong đó nhóm 1 gồm các điểm khảo sát thuộc mô hình keo lai ở cả 2 tầng phèn, nhóm 2 gồm tràm tự nhiên và tràm trồng. Kết quả cho thấy tính chất nước ở các loại mô hình khác nhau có ảnh hưởng lớn đến đa dạng PSĐV và ưu thế của nhóm sinh vật chỉ thị.
Từ khóa: Cây tràm, đa dạng sinh học, đất phèn, keo lai, phiêu sinh động vật

Article Details

Tài liệu tham khảo

Akihiko S.A., 1966. The plankton of south Vietnam fresh water and marine plankton. Overseas Technical CoorperatiaoAgency, Jaban.

APHA (American Public Health Association), American Water Works Association, Water Pollution Control Federation, and Water Environment Federation, 1999. Standard moethodsfor the examination of water and wastewater. 19th Edition. American Public Health Association 1015 Fifteenth Street, NW Washington, DC 20005.

Clarke,K.R.and Gorley,R.N., 2001. Primer v5: User Manual/Tutorial and Plymouth. Primer-E Ltd, Plymouth. 1-91.

Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm Văn Miên, 1980. Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật, 575 trang.

Dương Trí Dũng, 2009. Giáo trình Tài nguyên Thủy sinh vật. Trường Đại học Cần Thơ.

Gannon J.E. and Stemberger R.S., 1978. Zooplankton (especially crustaceans and rotifers) as indicators of water quality. Transactions of the American Microscopical Society.

Lê Thị Hồng Nga và Trần Văn Sơn, 2018. Đánh giá chất lượng đất nước ở vùng đệm VQG U Minh Hạ Cà Mau. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ, 144 trang.

Lê Văn Khoa, NguyễnXuân Quýnh và NguyễnQuốc Việt, 2007.Chỉ thị sinh học môi trường. Nhà xuất bản Giáo Dục, 123trang

Lương Văn Thanh, 2008. Một số kết quả nghiên cứu về thủy sinh vùng cửa sông ven Biển Tây thuộc bán đảo Cà Mau phục vụ yêu cầu phát triển thủy sản. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường.

NguyễnThị Bích Ngần và NguyễnThị Tuyết Hoa, 2018. Khảo sát thành phần phiêu sinh thực vật ở vùng đệm VQG U Minh Hạ, Cà Mau. Luận văn đại học. Trường Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ.

NguyễnVăn Khôi, 2001. Phân lớp chân mái chèo - Copepoda, Biển. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

Nguyễn Văn Út Bé, Lê Tấn Lợi, Lý Hằng Ni và Hồ Thị Kiều Trân,2017. Đánh giá tính chất nước trong mương kiểu sử dụng đất trồng Keo lai và tràm tại U Minh Hạ, Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại họcCần Thơ. 2017(1): 79-85.

Shannon, C.E and Wiener, W., 1963. The mathematical theory of commications. Univ. Illnois. Urbana.

Trung tâm Tài nguyên Nước và Môi trường, 2017. Báo cáo tổng hợp chuyên đề môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2017.

Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng Oanh, 2013. Giáo trình Thực vật và động vật thủy sinh. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.