Lê Văn Dũ * , Phạm Hoàng Tuấn Anh , Trịnh Ý Lan , Nguyễn Viết Lảm Trương Hoàng Đan

* Tác giả liên hệ (lvdu@ctu.edu.vn)

Abstract

This study is aimed to evaluate ecosystem services in the buffer zone of the National Park of U Minh Ha, Ca Mau province. One hundred and twenty households representing four cultivating models including intensive cultivation of Acacia hybrid and Melaleuca cajuputy, two rice crops, and integrated rice-shrimp were interviewed for the direct and indirect benefits supporting local people’s livelihoods in order to control and harvest the forest’s production as well as to maintain this natural resources concurrently. The overall results showed that provisioning services, regulating services and supporting services were the most important evaluation form those models (scored 5) accounting for 46.8%, 28.13%, and 25%, respectively whereas cultural services get no ideas for evaluation (0%). In this scope, it is necessary to identify Melaleuca ecosystem services under perception of different local stakeholders, in order for the local government to have a closer look on the common benefits among multi-stakeholders depending on Melaleuca forest, and thus to apply more appropriate strategies to conserve this ecosystem services such as ecotourism activities, scientific research enhancement.
Keywords: Acacia hybrid, beneficiaries, ecosystem services, natural products

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tầm quan trọng các dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) tại vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Việc nghiên cứu được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp 120 hộ dân thuộc các mô hình trồng tràm, trồng keo lai, lúa 2 vụ, và lúa – tôm về những lợi ích trực tiếp, gián tiếp và đóng góp của rừng đối với sinh kế của người dân địa phương nhằm kiểm soát, khai thác các sản phẩm rừng mà không làm tổn hại đến môi trường, đồng thời duy trì và bảo tồn được nguồn tài nguyên này. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ý kiến từ đại diện các mô hình trên cho thấy dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết và dịch vụ hỗ trợ đóng vai trò quan trọng nhất (điểm 5) chiếm tỷ lệ lần lượt là 46,8%, 28,13%, 25%, trong khi đó dịch vụ văn hóa không nhận được ý kiến đánh giá (0%). Từ đó cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành chuyên môn và doanh nghiệp cần xúc tiến hợp tác nghiên cứu, phát triển các loại hình du lịch sinh thái cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến rừng, cụ thể cần xác định các DVHST rừng tràm từ ý kiến các bên liên quan và thụ hưởng nhằm đề xuất giải pháp quản lý và khai thác rừng hiệu quả hơn.
Từ khóa: Bên thụ hưởng, dịch vụ sinh thái, keo lai, rừng tràm, sản vật tự nhiên

Article Details

Tài liệu tham khảo

Ash,N., Blanco,H., Brown,C. et al., 2010. Ecosystems and Humen Well-Being: A Manual for Assessment Practitioners. Island Press, Washington DC, USA.

Blasco,F., 1975. Climatics factors and the biology of mangrove plants. In: Snedaker S.C, Mangrove ecosystem research methods. UNESCO, Paris: 18-35

Hamilton and Snedaker, 1984. Swamp Forest Use and Loss in the Niger Delta:Handbook for Mangrove Are Management. IUCN/ UNESCO/UNEP, Honolulu, USA.

Nguyễn Văn Út Bé, Lê Tấn Lợi, Lý Hằng NivàHồ Kiều Trân, 2017. Đánh giá chất lượng nước trong mương kiểu sử dụng đất trồng Keo lai (Acacia hybrid) và Tràm (Melaleuca cajuputi) tại U Minh Hạ, Cà Mau. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu. 1: 79-85.

Odum, W.E. and Heald, E.J., 1971 Trophic analysis of an estuarine mangrove community. Bulletin Marine Science.22:671-738.

Phạm Ra Băng, 2015. Nghiên cứu ảnh hưởng của cây Keo Lai đến năng suất và chất lượng mật ong trong khu vực đất rừng U Minh Hạ” Luận văn cao học. Trường đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ.

UBND tỉnh Cà Mau, 2016. Báo cáo tổng hợp điều tra, đánh giá thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Cà Mau, phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững.