Dương Quỳnh Phương * Đỗ Văn Hảo

* Tác giả liên hệ (duongquynhphuongsptn@gmail.com)

Abstract

Study on heritage and heritage education in high schools is crucial to distinguish ỉnto 3 groups, including natural, cultural and mixed heritage. Each classified heritage has specific criteria. The heritages recognized by UNESCO must be of outstanding global value in terms of science, preservation or natural beauty, and historical, artistic and science opinion. Currently, in high schools, the introduction of heritage into teaching and organizing experience activities for students also has many challenges. Teachers often educate students primarily about the meaning, role and value of heritage, while in reality, the legacy is increasingly degraded and needed protection, the education of consciousness and responsibility preserving the heritage is still vague. In order to educate students about heritages effectively, depending on the conditions of each area and the characteristics of each educational level; each school should have a suitable organization, along with close coordination with the local authorities in selecting models, topics of heritage education for students.
Keywords: Education, heritage education, student, high school

Tóm tắt

Nghiên cứu về di sản và giáo dục di sản trong trường phổ thông, trước hết cần nhận dạng được di sản với 3 nhóm gồm di sản thiên nhiên, di sản văn hóa và di sản hỗn hợp. Mỗi di sản được phân loại đều có tiêu chí rõ ràng, những di sản được UNESCO công nhận phải có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học, bảo toàn hoặc vẻ đẹp tự nhiên, quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.Hiện nay, ở các trường phổ thôngviệc đưa di sản vào dạy học và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh cũng còn khá nhiều vấn đề. Giáo viên thường giáo dục cho học sinh chủ yếu là ý nghĩa, vai trò và giá trị của di sản, trong khi trên thực tế, các di sản ngày càng xuống cấp, cần được bảo vệ thì việc giáo dục ý thức và trách nhiệm bảo tồn các di sản vẫn chưa được hiệu quả. Việc giáo dục di sản có hiệu quả tùy điều kiện của từng địa phương và đặc thù của từng bậc học, cấp học mà mỗi trường cần có một cách tổ chức phù hợp, cùng với đó là sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành ở địa phương trong việc lựa chọn các mô hình, chủ đề giáo dục di sản cho học sinh.
Từ khóa: Giáo dục, giáo dục di sản, học sinh, trung học phổ thông

Article Details

Tài liệu tham khảo

Pedersen, A., 2002. Quản lí du lịch tại các khu di sản thế giới. Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO.142 trang.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013. Tài liệu tập huấn: Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông. Hà Nội. 116 trang (Lưu hành nội bộ).

Quốc hội, 2009. Số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2019 về việc ban hành “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa của quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5”, ngày truy cập 20/1/2019. Địa chỉ: http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-di-san-van-hoa-2009

Dương Quỳnh Phương, 2018. Giáo dục giá trị của các di sản ở khu vực Đông Bắc Việt Nam cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học các chủ đề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, 150 trang. B2015 TN 03 - 06.

UNESCO,1972. Công ướcvề việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới,ngày truy cập 15/12/2018. Địa chỉ: thuvienphapluat.vn/van-ban/van-hoa-xa-hoi/cong-uoc-bao-ve-di-san-van-hoa-va-tu-nhien-the-gioi-unesco-paris-16-11-1972-68509.