Mai Viết Văn * Lê Thị Huyền Chân

* Tác giả liên hệ (mvvan@ctu.edu.vn)

Abstract

This study was conducted from June to December 2017 by interview
60 fishing households in coastal areas of Kien Giang province (30 households using of trawl nets and 30 households using of gillnets). Key research variables including characteristics of fishermen, fishing gear specifications, fishing grounds, labor and fishing seasons; productivity, financial efficiency, advantages and disadvantages of trawls and gillnets. The results show that the trawlers and gillnets have been operated whole year round in the South-West coastal areas of Vietnam. The average fishing production of the trawlers was 37,330.50 kg/boat/year with the productivity of 845.75 kg/CV/year and then was that of gillnets was 6,445.60 kg/boat/year, the productivity of 304.97 kg/CV/year. The profit of the trawlers was 1,151.4 million VND/boat/year with its benefit and cost ratio of 1.32 times which is much higher than the profit of the gillnets of 342.6 million VND/boat/year with its benefit and cost ratio of 1.01 times. Fishery resources along the coastal areas of Kien Giang province are increasingly declining. Control of fishing acivities and fishing efficiency should be strengthened to ensure sustainable development of fisheries resources.
Keywords: Coastal areas, fishing grounds, gillnets, Kien Giang, trawlers

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2017 thông qua phỏng vấn 60 hộ ngư dân (30 hộ làm nghề lưới kéo và 30 hộ làm nghề lưới rê). Các biến nghiên cứu chính bao gồm: đặc điểm của hộ ngư dân, các thông số kỹ thuật ngư cụ, ngư trường, lao động, mùa vụ khai thác; sản lượng, hiệu quả tài chính, thuận lợi và khó khăn của nghề lưới kéo và lưới rê. Kết quả cho thấy nghề khai thác thủy sản bằng lưới kéo và lưới rê ven bờ tỉnh Kiên Giang diễn ra quanh năm tại các ngư trường ven bờ Tây Nam Bộ. Sản lượng khai thác bình quân nghề lưới kéo 37.330,50 kg/tàu/năm với năng suất 845,75 kg/CV/năm và của nghề lưới rê là 6.445,60 kg/tàu/năm, năng suất 304,97 kg/CV/năm. Lợi nhuận của nghề lưới kéo 1.151,4 triệu đồng/tàu/năm với tỷ suất lợi nhuận 1,32 lần cao hơn nhiều so với lợi nhuận của nghề lưới rê 342,6 triệu đông/tàu/năm với tỷ suất lợi nhuận 1,01 lần. Nguồn lợi thủy sản ven bờ tỉnh Kiên Giang đang ngày càng suy giảm. Cần tăng cường kiểm soát các phương thức và cường lực khai thác để bảo vệ nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững.
Từ khóa: Kiên Giang, lưới kéo, lưới rê, ngư trường, ven bờ

Article Details

Tài liệu tham khảo

Hình 2: Bản đồ ngư trường của lưới kéo và lưới rê tỉnh Kiên Giang

(Nguồn: Công ty TNHH dịch vụ du lịch vận tải Hoàng Đế, 2017)

Mùa vụ khai thác của cả hai loại nghề lưới kéo và lưới rê ở vùng nghiên cứu đều diễn ra quanh năm (trừ những lúc thời tiết xấu). Thời gian khai thác một mẻ lưới kéo chỉ khoảng 3,03 giờ nên một ngày có thể khai thác được từ 3-4 mẻ trong khi thời gian khai thác của một mẻ lưới rê kéo dài 8,57 giờ nên mỗi ngày chỉ khai thác được một mẻ.

Bảng 4: Thời gian khai thác của lưới kéo và lưới rê tại tỉnh Kiên Giang

Số chuyến biểnkhai thác trong năm nhiều hay ít phụ thuộc và thời gian chuyến biển dàihay ngắn. Đối với lưới kéo, một chuyến biển trung bình khoảng 26 ngày và một năm khai khai thác khoảng 28 chuyến. Ở lưới rê thì thời gian khai thác một chuyến biển khoảng5 ngày (ngắn hơn lưới kéo) nên một năm khai thác được khoảng 245 chuyến biển (Bảng 4).

Sản lượng khai thác trung bình một mẻ của nghề lưới kéo 40,26 kg/mẻ, năng suất 58,64 kg/CV/chuyến. Sản lượng khai thác một năm trung bình 37.330,50 kg/tàu/năm với năng suất 845,75 kg/CV/năm (Bảng 5). Kết quả nghiên cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Tuấn (2016) cho rằng sản lượng khai thác bằng lưới kéo ven bờ huyện đảoPhú Quốc khoảng66.553,20 kg/tàu/năm. Nguyên nhân, do cường lực khai thác ở vùng ven bờ biển Kiên Giang cao hơn ở vùng ven bờ huyện đảo Phú Quốc và nguồn lợi thủy sản gần bờ bị suy giảm nhiều hơn.

Thành phần các giống loài hải sản chính khai thác bằng lưới kéo gồm có tôm (56,4%), mực (10,8%) và cá tạp(32,8%). Các loài cá tạp chủ yếu là cá liệt, cá đụt, cá đổng, cá ngân, cá sóc, cá đỏ dạ, ... Nghề lưới kéo và lưới rê có tỷ lệ loài các tạp cao nhất nhưng sự biến động tỷ lệ loài cá tạp ở lưới kéo cao hơn lưới rê rất nhiều. Nếu tàu lưới rê khai thác ven bờ sẽ có tỷ lệ cá tạp cao hơn khai thác ở xa bờ (Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010).

Bảng 5: Sản lượng khai thác của lưới kéo và lưới rê tại tỉnh Kiên Giang

Đối với nghề lưới rê, sản lượng khai thác trung bình một mẻ lưới khoảng 22,39 kg/mẻ. Nếu tính bình quân theo chuyến khai thác mỗi tàu thì được 170,80 kg/tàu/chuyến với năng suất 3,69 kg/CV/chuyến. Sản lượng trung bình trong năm khoảng 6.445,60 kg/tàu/năm, năng suất 304,97 kg/CV/năm (Bảng 5).

Thành phần loài trong mẻ khai thác lưới rê gồm có ghẹ xanh (chiếm 82,7%), kế đến là mực (9,2%) và cá tạp (8,1%). Sản lượng ghẹ xanh cao nhất vào vụ cá Nam (từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch). Theo Trương Hoàng Minh và ctv. (2014), ghẹ là sản phẩm khai thác chính của nghề lưới rê ven bờở Kiên Giang (chiếm đến 89,34%). Ghẹ xanh là một trong những loài hải sản có giá trị kinh tế, không chỉ phục vụ tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Mỹ, Nhật, Thái Lan..., đem lại nguồn thu thập đáng kể cho nhiều hộ ngư dân ở Kiên Giang. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nguồn lợi ghẹ xanh đang bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh kế của hàng ngàn ngư dân địa phương. Theo Vũ Việt Hà(2015), sản lượng khai thác bền vững tối đa đối với loài ghẹxanh trong năm 2014 ở Kiên Giang là 5,14 ngàn tấn và cường lực khai thác bền vững tối đa là 1.375 phương tiện khai thác. Cường lực khai thác ghẹ xanh ở năm 2014 đã vượt cường lực khai thác bền vững tối đa là 20% và trữ lượng ghẹ xanh đang trong tình trạng suy giảm.Nguyên nhân chính dẫn đến nguồn lợi ghẹ xanh bị suy giảm là do nhu cầu thị trường tăng cao dẫn đến việc khai thác quá mức. Mặt khác, nhiều ngư dân đã sử dụng các loại ngư cụ không đúng với quy định cho phép để khai thác một cách tận diệt các loại ghẹ nhỏvà ghẹ đang mang trứng, gây mất cân bằng trong việc duy trì và phục hồi nguồn lợi ghẹ trong tự nhiên. Việc bảo vệ nguồn lợi ghẹ xanh nói riêng, nguồn lợi thủy sản nói chung là bảo vệ chính sinh kế lâu dài cho cộng đồng ngư dân ven biển ở Kiên Giang. Cần có sự đồng thuậntrong việc chia sẻ trách nhiệm của các bên liên quan đối với việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lợi ghẹ ở vùng nghiên cứu.

Kết quả điều tra cho thấy doanh thu bình quân của nghề lưới kéo ven bờ tỉnh Kiên Giang khoảng 2.527,6 triệu đồng/tàu/năm. Tổng chi phí khai thác là 873,3 triệu đồng/tàu/năm. Lợi nhuận của nghề lưới kéo ven bờ khá cao 1.151,4 triệu đồng/tàu/năm với tỷ suất lợi nhuận 1,32 lần. Doanh thu bình quân của nghề lưới rê khoảng 715,1 triệu đồng/tàu/năm (thấp hơn nghề lưới kéo). Chi phí trung bình 340,8 triệu đồng/tàu/năm. Lợi nhuận 342,6 triệu đông/tàu/năm với tỷ suất lợi nhuận 1,01 lần. Cả hai loại nghề lưới kéo và lưới rê phần lớn đều trả công cho lao động (bạn thuyền) theo hình thức ăn chia phần trăm lợi nhuận (từ 30%-70%) tùy theo quy mô và mùa vụ khai thác (Bảng 6).

Tỷ suất lợi nhuận nghề lưới kéo (1,32) cao hơn nghề lưới rê (1,01) cho thấy nghề lưới kéo khai thác có hiệu quả kinh tế cao hơn nghề lưới rê. Khi tỷ suất lợi nhuận càng cao thì càng kích thích ngư dân khai thác, làm chonguồn lợi thuỷ sản vùng ven bờ sẽ ngày càng cạn kiệt, gây mất cân bằng sinh thái.

Bảng 6: Hiệu quả tài chính của lưới kéo và lưới rê tỉnh Kiên Giang

Đa số ngư dân được phỏng vấn (93,33%) đều cho rằng nguồn lợi thủy sản ở vùng nghiên cứu không còn phong phú như trước. Nguồn lợi thủy sản tại các khu vực khai thác đã giảm đi rất nhiều cả về thành phần loài, sản lượng và kích cỡ các loài hải sản khai thác được (Bảng 7). Điều đó đã chứng tỏ rằng nguồn lợi thủy sản ven bờ tỉnh Kiên Giang đang bị giảm sút rất nghiêm trọng và đã ảnh hưởng lớn đến năng suất khai thác.

Nguyên nhân suy giảm nguồn lợi thủy sản ở vùng nghiên cứu là do số lượng tàu thuyền khai thác ngày càng tăng, cường độ khai thác bởi các ngư cụ có kích cỡ mắt lưới nhỏ (lưới kéo 16,67 mm và lưới rê 82,17 mm) ở vùng ven bờ tăng, ngoài ra còn có số lượng không nhỏ các tàu với công suất lớn (>90 CV) có khả năng đánh bắt xa bờ nhưng lại vào hoạt động đánh bắt ở vùng ven bờ làm cho nguồn lợi ở vùng ven bờ giảm đi đáng kể. Trong khi đó, nguồn lợi thủy sản ở các vùng xa bờ còn nhiều nhưng ngư dân chưa thể khai thác được vì tàu thuyền có công suất nhỏ, chưa trang bị đầy đủ các thiết bị khai thác hiện đại nên không thể hoạt động lâu ngày ở tuyến khơi. Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư cho khai thác xa bờ, hạn chế số lượng các tàu có công suất nhỏ đánh bắt khu vực ven bờ để duy trì và phát triển bền vững nguồn lợi thủy hải sản.

Bảng 7: Nhận thức của ngư dân về biến động nguồn lợi thủy sản vùng nghiên cứu

Đơn vị tính: (%)

Ghi chú:(-) là giảm, (+) là tăng

Kết quả khảo sát cho thấy nghề lưới kéo và lưới rê ở vùng nghiên cứu có những thuận lợi chủ yếu như: (i)Nghề cha truyền con nối, dễ làm; (ii)Tận dụng lao động gia đình sẵn có; (iii)Ngư trường gần nhà; (iv)Chi phí thấp (đối với nghề lưới rê) và (v)Sản phẩm khai thác đa dạng (Bảng 8).

Bảng 8: Những thuận lợi và khó khăn chính của nghề lưới kéo và lưới rê vùngnghiên cứu

Bên cạnh những thuận lợi, nghề lưới kéo và lưới rê ở vùng nghiên cứu cũng gặp một số khó khăn như: (i)Nguồn lợi thủy sản suy giảm; (ii)Thiếu vốn; (iii)Chi phí cao(đối với nghề lưới kéo); (iv)Giá cả biến động không ổn định; (v)Cạnh tranh ngư trường; (vi)Thời tiết xấu, bất lợi cho khai thác(Bảng 8).

Nghề khai thác thủy sản bằng lưới kéo và lưới rê ở tỉnh Kiên Giang diễn ra quanh năm tại các ngư trường quanh huyện Hà Tiên, Hòn Chong đến các đảo nhỏ Hòn Heo, Hòn Nghệ, Nam Du.

Sản lượng khai thác bình quân nghề lưới kéo 37.330,50 kg/tàu/năm với năng suất 845,75 kg/CV/năm và của nghề lưới rê là 6.445,60 kg/tàu/năm, năng suất 304,97 kg/CV/năm.

Lợi nhuận của nghề lưới kéo 1.151,4 triệu đồng/tàu/năm với tỷ suất lợi nhuận 1,32 lần cao hơn nhiều so với lợi nhuận của nghề lưới rê 342,6 triệu đông/tàu/năm với tỷ suất lợi nhuận 1,01 lần.

Nghề lưới kéo và lưới rê ven bờ tỉnh Kiên Giang có những thuận lợi là nghề cha truyền con nối, dễ làm, có thể tận dụng lao động gia đình để khai thác ở các ngư trường gần nhà, giảm được chi phí khai thác và sản phẩm khai thác đa dạng. Tuy nhiên, ngư dân cũng gặp một số khó khăn như nguồn lợi thủy sản suy giảm, thiếu vốn, giá cả biến động không ổn định, cạnh tranh ngư trường và thời tiết xấu, bất lợi cho khai thác.

Cần kiểm soát chặt chẽ các ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ, khai thác mang tính hủy diệt, tăng cường tuần tra và xử lý nghiêm minh các tàu khai thác hoạt động không đúng tuyến quy định.

Nên cắt giảm số lượng và hoán đổi công năng của các tàu thuyền có công suất nhỏ, tiếp tục hỗ trợ ngư dân nâng cấp tàu để có thể vươn khơikhai thác nhằm hạn chế đánh bắt gần bờ và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tránh khỏi nguy cơ cạn kiệt và tuyệt chủng những loài thủy sản quý hiếm.

Cần xây dựng các mô hình liên kết sản xuất để hỗ trợ nhau trong khai thác, ổn định giá cả và tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm khai thác góp phần ổn định sinh kế cho ngư dân.

LỜI CẢM TẠ

Đề tài được tài trợ bởi Dự án nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ VN14-P6 bằng nguồn vốn vay ODA từ chính phủ Nhật Bản. Tác giả cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến một số cán bộ và sinh viên Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ đã tham gia và hỗ trợ nhóm nghiên cứu hoàn thành nội dung bài báo này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Công ty TNHH dịch vụ du lịch vận tải Hoàng Đế, 2017. Quần đảo Bà Lụa. Ngày truy cập 25/12/2017. Địa chỉ: https://vanchuyendulich.com/quan-dao-ba-lua.html

Cục thống kê tỉnh Kiên Giang, 2012. Giới thiệu tổng quan Kiên Giang. Ngày truy cập: 05/05/2018. Địa chỉ: http://cucthongkekg.gov.vn/news.php?nt=318.

Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010. Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các nghề khai thác thủy sản chủ yếu ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ sinh học, 14b:354-366.

Nguyễn Thanh Long, 2016. Phân tích hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo đôi xa bờ ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ sinh học. Số 47 (2016): 71-78.

Trần Thanh Tuấn, 2016. Hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Luận văn cao học ngành quản lý nguồn lợi thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang, 2016. Giới thiệu tổng quan về Kiên Giang. Ngày truy cập 25/05/2016. Địa chỉ: http://kiengiangonline.com.vn/tinh-kien-giang/.

Vũ Việt Hà, 2015. Sản lượng khai thác bền vững tối đa của nghề khai thác ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang, Việt Nam năm 2014. Ngày truy cập: 25/5/2018. Địa chỉ: http://www.rimf.org.vn/baibaocn/chitiet/san-luong-khai-thac-ben-vung-toi-%C4%91a-cua-nghe-khai-thac-ghe-xanh-o-vung-bien-kien-giang-viet-nam-nam-2014.