Lê Dương Ngọc Quyền * Dương Thúy Yên

* Tác giả liên hệ (quyenb1409610@student.ctu.edu.vn)

Abstract

Fishing status of two Pangasius species, Bong Lau (Pangasius krempfi) and Tra Ban (Pangasius mekongensis) in Tien River’s estuaries was investigated from August to December, 2017 at three areas of five estuaries, including Tieu – Dai; Ham Luong, and Co Chien-Cung Hau. Data of fishing gears, yield, fishing season, and fish sizes of these two species were collected by interviewing 45 fishermen with the prepared questionnaire. Results showed that three fishing gears used in these areas include gillnet (68.9%), long lines (20%), and hook and line (11.1%). Fishing season can prolong year-round, but the main season is from March to April and from September to October. Harvest sizes of these species vary in large ranges, 0.1 – 15 kg/ individual (common sizes 4-5 kg/individual) for P. krempfi and 0.1 – 30 kg/ individual (common sizes 5-10 kg/individual) for P. mekongensis. P. mekongensis is rarer than P. krempfi. Resources of these species have been declined and harvest sizes have become smaller compared to those of 5 or 10 years ago, mainly due to overfishing, seed source decline, and using destructive fishing gears.
Keywords: Fishing gear, fish resources, Pangasius krempfi, Pangasius mekongensis

Tóm tắt

Hiện trạng khai thác cá bông lau (Pangasius krempfi) và cá tra bần (Pangasius mekongensis) ở các cửa sông Tiền được đánh giá ở 3 khu vực thuộc 5 cửa sông: cửa Tiểu – cửa Đại, cửa Hàm Luông và cửa Cổ Chiên – cửa Cung Hầu, từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017. Thông tin về ngư cụ, sản lượng, mùa vụ và kích cỡ khai thác hai loài cá được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 45 ngư dân có khai thác cá bông lau và cá tra bần dựa trên bảng câu hỏi đã soạn sẵn. Kết quả cho thấy có 3 loại ngư cụ đánh bắt gồm: lưới rê (chiếm 68,9%), câu đường (chiếm 20%) và câu cần (chiếm 11,1%). Cá bông lau và cá tra bần được khai thác quanh năm nhưng mùa vụ khai thác tập trung từ tháng 3 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 10. Kích cỡ khai thác của hai loài dao động trong khoảng lớn: cá bông lau từ 0,1 – 15 kg/con (phổ biến 4 – 5 kg/con) và cá tra bần 0,1 – 30 kg/con (phổ biến 5 – 10 kg/con). Cá tra bần khan hiếm hơn cá bông lau. Nguồn lợi hai loài cá này hiện nay bị suy giảm và kích cỡ thu hoạch ngày nhỏ hơn so với 5 hoặc 10 năm trước, nguyên nhân do việc khai thác quá mức, nguồn cá giống suy giảm và do sử dụng những ngư cụ mang tính hủy diệt.
Từ khóa: cá bông lau, cá tra bần, ngư cụ, nguồn lợi cá

Article Details

Tài liệu tham khảo

Dương Thúy Yên, Nguyễn Kiệt, Bùi Sơn Nên, Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Bạch Loan và Trần Đắc Định, 2016. DNA mã vạch và đặc điểm hình thái của cá Bông lau (Pangasius krempfi), cá Tra bần (P. mekongensis) và cá Dứa (P. elongatus). Tạp chí Công nghệ Sinh học, Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam, 14(1): 29-37.

Gustiano R, Teugels GG, and Pouyaud L, 2003. Revision of thePangasius kunyitcatfish complex, with description of two new species fromSouth-East Asia (Siluriformes; Pangasiidae). Journal of Natural History 37(3): 357–376.

Hogan, Z., Baird, I.G., Radtke, R., and Vander Zanden, M.J., 2007. Long distance migration and marine habitation in the tropicalAsian catfish, Pangasius krempfi. Journal of Fish Biology 71(3): 818–832.

Lê Nguyễn Ngọc Thảo, Trần Đắc Định và Dương Thúy Yên, 2017. Hiện trạng khai thác cá trê vàng (Clarias macrocephalus) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ, số 48b: 18-26.

Nguyễn Văn Thường, Tô Công Tâm, Nguyễn Văn Lành và Nguyễn Bạch Loan, 2009. Khảo sát thành phần loài cá da trơn họ Pangasidaeở đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Poulsen, A. and Hortle, K., 2004. Distribution and ecology of some important riverine fish species of theMekong River Basin. MRC Technical paper10. Pp 1–116.

Trịnh Kiều Nhiênvà Trần Đắc Định, 2012. Hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi hải sản ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 24b: 46-55.

Võ Thành Toàn, 2018. Đánh giá hiện trạng nguồn lợi cá bông lau giống (Pangasius krempfi) ở vùng cửa sông Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Đề tài cấp cơ sở, trường Đại học Cần Thơ.