Nguyễn Ngọc Ngân * , Nguyễn Xuân Thịnh , Văn Phạm Đăng Trí Trần Thị Lệ Hằng

* Tác giả liên hệ (nnngan@nomail.com)

Abstract

This study aimed to assess the shift of agricultural structure in an upstream region of the Vietnamese Mekong Delta with the case of Cho Moi district, An Giang province. Household interviews and literature review based on the DPSIR framework (Driving Forces-Pressure-State-Impact-Response) to identify factors of changes in agriculture. The results showed that in the period of 2012 - 2016, local residents tended to narrow down the ineffective cultivation area of rice to vegetable and orchard, which were more economically effective. In addition, growing corn in combination with cow raising were potential for economic development in the study area. The main determinant of the transformation of the agricultural structure was the socio-economic factors including the economic efficiency from farming system, the market demand, and general conversion trend of local resident. The transition process helped develop the local economy and improve the living standards of the local residents. The transition process helps develop the local economy and improve living standards of local residents. However, farmers had difficulties in cultivation techniques, harvest, and investment costs when shifting to a new farming system.
Keywords: Agricultural restructuring, Cho Moi, DPSIR

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong vùng đê bao khép kín vùng thượng nguồn Đồng bằng sông Cửu Long, trường hợp nghiên cứu tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông hộ và tổng quan tài liệu được sử dụng dựa trên khung đánh giá tổng hợp DPSIR (Động lực – Áp lực – Hiện trạng – Tác động – Đáp ứng) nhằm xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2012 – 2016, người dân có xu hướng thu hẹp dần diện tích trồng lúa kém hiệu quả để chuyển sang trồng màu và cây ăn trái có hiệu quả kinh tế hơn. Ngoài ra, mô hình trồng bắp non kết hợp chăn nuôi bò là tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế tại khu vực nghiên cứu. Nguyên nhân quyết định sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp chủ yếu do yếu tố kinh tế xã hội bao gồm: hiệu quả kinh tế từ mô hình đem lại, nhu cầu thị trường và theo xu hướng chuyển đổi chung của người dân tại địa phương. Quá trình chuyển đổi bước đầu giúp phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, một số người dân đã gặp khó khăn về kỹ thuật canh tác, chi phí đầu tư và khâu thu hoạch khi chuyển đổi mô hình sản xuất mới.
Từ khóa: Chợ Mới, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, DPSIR

Article Details

Tài liệu tham khảo

EEA, 1999. Environmental indicators: Typology and overview. Technical report No.25, 617. Copenhagen: European Environment Agency.

Lê Cảnh Dũng và Võ Văn Tuấn, 2014. Nhân tố ảnh hưởng việc thực hiện 1 Phải 5 Giảm trong canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 7/2014, 27-36.

OECD, 1993. OECD core set of indicators for environmental performance reviews. OECD Environmental Directorate Monographs No.83.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, 2017. Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2012-2016.

Phạm Thanh Vũ, Nguyễn Trang Hoàng Như, Vương Tuấn Huy và Lê Quang Trí, 2013. Xác định các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình canh tác trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 27, 68-75.

Pullanikkatil, D., Palamuleni, L., and Ruhiiga, T., 2016. Assessment of land use change in Likangala River catchment, Malawi: A remote sensing and DPSIR approach Deepa. Applied Geography, 71, 9–23.

Quang Minh Nhựt, 2007. Phân tích lợi nhuận và hiệu quả theo quy mô sản xuất của mô hình độc canh ba vụ lúa và luân canh hai lúa một màu tại Chợ Mới - An Giang năm 2005. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 7, 167–175.

Quan Minh Nhựt, 2008. Phân tích hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả chi phí của mô hình canh tác trong và ngoài đê bao tại huyện Chợ Mới và Tri Tôn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 9, 113–121.

GSO, 2015. Niên giám Thống kê. Tổng cục Thống kê.

Sun, S., Wang, Y., Liu, J., Cai, H., Wu, P., Geng, Q., and Xu, L., 2016. Sustainability assessment of regional water resources under the DPSIR framework. Journal of Hydrology, 532, 140–148.

UNEP, 1994. An overview of environmental Indicators: State of the art and perspectives. UNEP/EATR.94-01, RIVM/402001001, Nairobi.

UNEP, 2011. Food and ecological security: Identifying synergy and trade-offs. UNEP Policy Series Ecosystem Management. Issue no. 4. Nairobi: UNEP.

Trần Thị Hiền và Võ Quang Minh, 2014. Biến động hiện trạng phân bố cơ cấu mùa vụ lúa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 3, 101–110.

Tổng cục Thống kê, 2014. Số liệu sản lượng lúa theo địa phương. http://www.gso.gov.vn Truy cập: 08/07/2017.

V.P.D. Tri, N.H. Trung and V.Q. Thanh, 2013. Vulnerability to Flood in the Vietnamese Mekong Delta: Mapping and Uncertainty Asssesssment. Journal of Environmental Science and Engineering. B2 (2013) 229-237.

Võ Hùng Dũng, 2012. Kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Đại học Cần Thơ. 460 trang.