Nguyễn Thị Phương Đài * , Lê Văn Khoa Võ Quang Minh

* Tác giả liên hệ (ntpdai@nomail.com)

Abstract

The objective of the study was to assess the soil fertility degradation for the period of 2012-2016 and to show the changes in chemical properties in terms of spatial distribution and land use types. It also helped managers to propose effective measures to reduce and improve soil fertility degradation having been happening in the area. The study used a set of properties from background data to assess the degree and extent of soil fertility degradation on the basis of comparison with the soil samples analysis results at the same site or the same soils that are nearest to the location such as soil pH, organic matter (OM), cation exchange capacity (CEC), total nitrogen (N), total potassium (K), and total phosphorus (P). The result showed that the total area of the province had 112,321.38 hectares of soil with degraded fertility, occupied 40.21% of the surveyed area, and the land area without degraded fertility was 167,025 hectares, occupied 59.79% of surveyed area. In general, the soil fertility degradation in the province was light, but the soil chemical properties had significantly decreased in cultivated areas such as intensive rice cultivation in dike areas, short term crops growing areas, and forest soil in the low mountainous with have steep slope.
Keywords: Degradation, forest soil, intensive rice, short term crops, soil fertility

Tóm tắt

Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu nhằm đánh giá sự suy giảm độ phì của đất giai đoạn 2012-2016, chỉ ra những thay đổi của các đặc tính hóa học theo sự phân bố không gian và theo từng loại hình sử dụng đất. Từ đó giúp cho các nhà quản lý đề xuất các biện pháp hữu hiệu can thiệp để giảm thiểu và cải thiện quá trình suy giảm độ phì đã và đang diễn ra trên địa bàn. Nghiên cứu đã sử dụng bộ thuộc tính từ dữ liệu nền để đánh giá mức độ và mức độ suy giảm độ phì của đất trên cơ sở so sánh với kết quả phân tích các phẫu diện đất theo từng điểm mẫu tương tự nhau ở cùng vị trí hoặc cùng loại đất mà có vị trí gần nhất, các chỉ tiêu so sánh như độ chua của đất, chất hữu cơ, dung tích hấp thu, đạm tổng số, kali tổng số, lân tổng số. Kết quả cho thấy toàn tỉnh có 112.321,38 ha diện tích đất bị suy giảm độ phì, chiếm 40,21% diện tích điều tra và chiếm 31,76% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất không bị suy giảm độ phì là 167.025 ha, chiếm 59,79% diện tích đất điều tra và chiếm 47,23% diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung, suy giảm độ phì trên địa bàn tỉnh ở mức độ nhẹ nhưng các chỉ tiêu hóa học đất có sự suy giảm đáng kể tại các khu vực đất canh tác như đất trồng lúa trong khu vực đê bao, vùng trồng rau màu, đất lâm nghiệp ở khu vực đồi núi thấp, có độ dốc lớn.
Từ khóa: Đất lâm nghiệp, độ phì nhiêu đất, cây ngắn ngày, suy giảm, thâm canh lúa

Article Details

Tài liệu tham khảo

Alfred E. Hartemink, 2006. Soil Fertility Decline: Definitions and Assessment. ISRIC–World Soil Information, Wageningen, The Netherlands.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Dự án Điều tra, đánh giá thoái hóa đất vùng Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Dự án Thử nghiệm điều tra thoái hóa đất cấp tỉnh phục vụ xây dựng chỉ tiêu thống kê diện tích đất bị thoái hóa thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Thông tư 14/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2012 về “Ban hành quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất”.

Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, 2012. Dự án Điều tra, đánh giá thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh An Giang.

Thomas L. Saaty, Luis G. Vargas, 2001. Models, Methods, Concepts & Applications of the Analytic Hierarchy Process. International Series in Operations Research & Management Science.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4052:1985; 8660:2011; 5979:1995; 5299:2009; 8568-2010; 6698:1999.

Tổng cục Thống kê, 2016. Niên giám Thống kê 2016. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Võ Thị Gương, Nguyễn Mỹ Hoa, Châu Minh Khôi, Trần Văn Dũng và Dương Minh Viễn, 2016. Quản lý độ phì nhiêu đất và hiệu quả sử dụng phân bón ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.