Trần Văn Tỷ * Huỳnh Văn Hiệp

* Tác giả liên hệ (tvty@ctu.edu.vn)

Abstract

The objective of this study is to assess groundwater (GW) exploitation status and GW level declines and land subsidence relationship for case studies in Can Tho city and Tra Vinh province. Firstly, GW exploitation for different purposes was compiled and evaluated; GW level declines in upper-middle Pleistocene (qp2-3) at monitoring wells were examined. The land subsidence was calculated using the expression for 1D consolidation of compressible porous media for vertical compaction rates. The results showed that the GW in Pleistocene layer has been the most popular GW exploitation aquifers, for domestic and industrial purposes, and also for agricultural usage. Consequently, GW level in this layer has been found to decline significantly (3.98 m (2001-2014) and 4.06 m (2004-2015) at QT16 (Can Tho), Q217020 (Tra Vinh), respectively). The compaction-based subsidence at these two locations, respectively are 4.383cm and 27.854 cm. It is noticed that the preliminary calculation of compaction-based subsidence from this study inherits hydrogeological parameters from previous studies, and only upper-middle Pleistocene aquifer was considered.
Keywords: Groundwater level declines, groundwater exploitation, land subsidence, upper-middle Pleistocene aquifer

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất (NDĐ) và thiết lập mối tương quan giữa hạ thấp cao độ NDĐ và sụt lún tại Cần Thơ và Trà Vinh. Trước tiên, hiện trạng khai thác NDĐ cho những mục đích khác nhau được tổng hợp và đánh giá; và sự suy giảm của cao độ NDĐ tầng Pleistocene giữa-trên (qp2-3) tại các giếng quan trắc được xem xét. Sụt lún đất được tính toán theo phương pháp lún cố kết 1 chiều (1D) theo phương đứng. Kết quả cho thấy NDĐ tầng Pleistocene giữa-trên được khai thác phổ biến nhất cho mục đích sinh hoạt và công nghiệp, và cho cả nông nghiệp. Từ đó dẫn đến cao độ NDĐ tầng này đã giảm đáng kể (3,98m (2001÷2014) và 4,06m (2004÷2015) lần lượt tại giếng quan trắc QT16 (Cần Thơ) và Q217020 (Trà Vinh)). Lún cố kết tại các vị trí này tương ứng là 4,383 cm và 27,854 cm. Kết quả  lún cố kết sơ bộ này tính theo số liệu địa chất thủy văn được kế thừa từ những nghiên cứu trước và chỉ tính lún cho tầng Pleistocene giữa-trên.
Từ khóa: Hạ thấp cao độ NDĐ, khai thác NDĐ, sụt lún đất, tầng chứa nước Pleistocene giữa-trên

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bùi Trần Vượng, Hoàng Quốc Đạt, Nguyễn Thành An và Lê Văn Thống, 2011. Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất tỉnh Trà Vinh. Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam.

Bùi Trần Vượng, Ngô Đức Chân và Lê Hoài Nam, 2013. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước dưới đất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất các giải pháp ứng phó. Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam.

Đỗ Quyên, 2014. Thực tiễn - Kinh nghiệm: Giải pháp quản lý và sử dụng nước ngầm ở thành phố Cần Thơ. Viện Khoa học Thủy lợi. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Kỳ 1 - Tháng 11-2014.

Erban, E. Laura, Steven M. Gorelick and Howard A Zebker, 2014. Groundwater extraction, land subsidence, and sea-level rise in the Mekong Delta,Vietnam. Environmental Research Letters, 9, 1-6.

Ghassemi, F. and Brennan, D., 2000. Resource profile subproject: Summary Report. An evaluation of the sustainability of the farming systems in the brackish water region of the Mekong Delta. ACIAR Project, Canberra.

Lê Văn Trung và Hồ Tống Minh Định, 2008. Ứng dụng kỹ thuật insar vi phân trong quan trắc biến dạng mặt đất khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ. 11 (12), 121-130.

Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, 2016. Báo cáo kết quả quan trắc nước dưới đất trong tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2001÷2016.

Nguyễn Thị Thùy Trang, Huỳnh Vương Thu Minh, Trần Văn Tỷ, Lâm Văn Thịnh, Lê Văn Tiến và Lê Văn Phát, 2014. Quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ nước dưới đất ở khu công nghiệp Trà Nóc, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 31, 136-147.

Nguyễn Việt Kỳ, Lê Xuân Thuyên, Đào Hồng Hải và Đỗ Văn Lĩnh, 2015. Lún mặt đất tại Đồng bằng sông Cửu Long: phải chăng do khai thác nước dưới đất?. Tạp chí Địa chất. 352-354, 7-12.

Riley, F.S., 1969. Analysis of borehole extensometer data from Central California, in Tyson, L.J., ed., Land Subsidence: Tokyo, International Association of Hydrological SciencesPublication 89 (2), 423-431.

Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Cần Thơ, 2012. Báo cáo Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ.

Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Cần Thơ, 2015. Báo cáo kết quả quan trắc động thái nước dưới đất 10 năm thành phố Cần Thơ. Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ.

Terzaghi, K., 1925. Simplified soil test for subgrade and their physical significance. Public Roads, 7, 153-162.

Thiềm Quốc Tuấn, Huỳnh Ngọc Sang và Trần Lê Thế Diễn, 2007. Tìm hiểu cơ chế gây lún mặt đất do khai thác nước dưới đất ở khu công nghiệp Hiệp Bình Phước quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ. 10 (96), 79-83.

Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia, 2013. Thông báo diễn biến tài nguyên nước dưới đất 6 tháng đầu năm 2013 và dự báo xu thế diễn biến tài nguyên nước dưới đất 3 tháng cuối năm 2013 và 3 tháng đầu năm 2014.

Vũ Ngọc Kỷ và Nguyễn Kim Ngọc, 1995. Bảo vệ nước dưới đất vùng Đồng bằng Nam Bộ. Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.