Dương Quỳnh Thanh * , Phạm Hữu Phát , Văn Phạm Đăng Trí Trần Thị Lệ Hằng

* Tác giả liên hệ (dqthanh@nomail.com)

Abstract

This study was conducted to analyze economic and environmental aspects among cropping systems aimed to assess the effect of agriculture activities within a full-dyke system in Cho Moi district, An Giang province. Structured interview (90 famers and 3 local officers) and descriptive statistics were used to assess economic and environmental effects of different agricultural cropping systems such as rice (3 crops), vegetable, and fruit in the study area. The results showed that there was a trend of land-use change from rice farming with low profit to fruit garden with better profit. About environmental aspect, intensive farming in areas with a full-dyke system (without inflow from flood) to increase crop yield in the long term could decrease the sediment loads that keep rice field fertile. Moreover, in the areas with a full-dyke system, pest and disease were likely to be exacerbated by extreme weather such as high temperature or prolonged rain. That led to increase cost of production models because of higher level of fertilizer and pesticide application. This application, in turn, could cause severe pollution to surface water in research area.
Keywords: Cho Moi, cropping systems, famer interview, full-dyke systems, production effect, land-use

Tóm tắt

Nghiên cứu tiến hành phân tích một số khía cạnh về kinh tế và môi trường giữa các mô hình canh tác nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vùng đê bao khép kín huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Phương pháp phỏng vấn cấu trúc (90 hộ dân và 03 cán bộ chuyên trách) và thống kê mô tả được sử dụng nhằm đánh giá tổng quan về hiệu quả kinh tế và môi trường giữa các mô hình sản xuất nông nghiệp (gồm: lúa, màu và cây ăn trái) trong vùng đê bao khép kín. Kết quả nghiên cứu cho thấy địa phương đang có xu hướng thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp từ diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả lên vườn cây ăn trái với hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra, việc thâm canh tăng vụ (sản xuất lúa 3 vụ) và đê bao khép kín trong thời gian dài (không xả lũ) làm giảm lượng bùn cát/phù sa bổ sung vào đồng ruộng. Các ảnh hưởng của thời tiết cực đoan như nắng hạn, mưa kéo dài đã làm bùng phát sâu bệnh cũng như gia tăng đáng kể chi phí đầu tư cho các mô hình này do việc gia tăng số lượng phân bón và thuốc nông dược. Điều này đã gây suy giảm chất lượng môi trường nước mặt trong vùng nghiên cứu.
Từ khóa: Chợ Mới, đê bao khép kín, hiệu quả sản xuất, mô hình canh tác, phỏng vấn nông hộ, sử dụng đất đai

Article Details

Tài liệu tham khảo

Cục Thống kê tỉnh An Giang. 2013. Niên giám Thống kê 2013.

Le Thi Viet Hoa, Nguyen Huu Nhan, Eric Wolanski, Tran Thanh Cong, and Haruyama Shigeco. 2006. Combine impact on the flooding in Vietnam’s Mekong Delta of local man-made structures, sea level rise, and dams upstream in the river catchment.Estuar. Coast. Shelf Sci. 71: 110–116.

Nguyen Nghia Hung, Jose Miguel Delgado, Vo Khac Tri, Le Manh Hung, Bruno Merz, Andras Bardossy, and Heiko Apel. 2012. Floodplain hydrology of the Mekong delta, Vietnam. Hydrol. Process. 26: 674–686.

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Trần Văn Tỷ, Huỳnh Vương Thu Minh, and Văn Phạm Đăng Trí. 2012. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng thủy văn và sản xuất nông nghiệp đến năng suất lúa vùng đê bao lửng tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 23a (2012) 165-17: 165–173.

Phạm Lê Mỹ Duyên và Văn Phạm Đăng Trí. 2015. Chất lượng nước mặt và khả năng tự làm sạch của hệ thống kênh trong vùng đê bao khép kín ở Thị Trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tạp Chí khoa học Đại học Cần Thơ 36 (2015): 18–26.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2013. Bản tin sản xuất thị trường. Truy cập tại http://mard.gov.vn/Site/vi-vn/76/tapchi/67/79/7642/Default.aspx.

Nguyễn Xuân Thịnh, Trương Thanh Tân, Trần Thị Lệ Hằng và Văn Phạm Đăng Trí. 2016. Đánh giá tổng hợp hiệu quả dự án kiểm soát lũ Đồng bằng sông Cửu Long - vùng nghiên cứu Nam Vàm Nao. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam 5 (66) (2016): 95 - 102.

Tran Anh Thu, Truong Thi Nga, Vo Chi Trung. 2014. Surveying soil physical and chemical characteristics inside and outside embankment of flood control system in An Giang province. Tạp chí Khoa học Công nghệ 52 (2014): 267-273.

Le Anh Tuan. 2012. Impacts of climate change to the cultural heritages and museums in the Mekong River basin. Hội thảo Quốc tế: “Bảo tàng với di sản văn hóa ở lưu vực sông Mê Kông và sông Hằng trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu”, TP. Huế, 11-12/6/2012.

Lê Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Thiện, Dương Văn Ni, Lê Phát Quới và Nguyễn Đức Tú (2014). Chuyện về nước và con người ở Đồng bằng sông Cửu Long, Gland, Thụy Sĩ: IUCN. 66.

Nguyễn Bảo Vệ. 2009. Những yếu tố có ảnh hưởng đến tính bền vững của sản xuất lúa ba vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo hội thảo cải thiện lúa 3 vụ tại An Giang.