Nguyễn Văn Út Bé * , Hồ Thị Kiều Trân , Lý Hằng Ni Lê Tấn Lợi

* Tác giả liên hệ (nvube@nomail.com)

Abstract

The study was aimed to evaluate water properties in trench of land use types of Acacia Hybrid and Melaleuca Cajuputi at U Minh Ha zone, Ca Mau province. The study was conducted on two soil types of deep acid sulfate and shallow acid sulfate. For each soil type, water properties were examined at two area levels with over 10 ha and less 10 ha. The study results showed that pH was very low at both land use types of Acacia Hybrid and Melaleuca Cajuputi, EC and DO had not affected yet the environment. On the contrary, COD and BOD5 exceeded the regulations about water surface quality, and COD at land use forest of Acacia Hybrid tended to be higher than that of Melaleuca Cajuputi. They were not different about Fe and Al. The concentration of Fe was always higher than regulations about water surface quality, except Fe in deep acid sulfate soil at land use forest of Acacia Hybrid. H2S was lower than regulations about water surface quality for aquatic animal conservation. But N-NH4+ exceeded the limit, and N-NH4+ at land use forest of Acacia Hybrid was often higher than Melaleuca Cajuputi.
Keywords: Acacia Hybrid, Melaleuca Cajuputi, U Minh Ha, Ca Mau, water properties

Tóm tắt

Đề tài được thực hiện với mục tiêu so sánh tính chất nước trong mương liếp giữa kiểu sử dụng đất lên liếp trồng Keo lai (Acacia Hybrid) và đất trồng tràm (Melaleuca Cajuputi) tại khu vực rừng U Minh Hạ, Cà Mau. Nghiên cứu được thực hiện trên 2 khu vực trồng Keo lai và trồng tràm, mỗi khu vực nghiên cứu trên 2 biểu loại đất phèn nông và phèn sâu, tương ứng mỗi biểu loại đất, chất lượng nước được khảo sát ở hai mức độ diện tích nhỏ hơn 10 ha và lớn hơn 10 ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực phèn nông pH rất thấp tại cả 2 kiểu sử dụng đất rừng tràm và Keo lai, giá trị EC và DO trong nước chưa gây ảnh hưởng đối với môi trường. Ngược lại, COD và BOD5 đều cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quy định và COD vùng Keo lai có xu hướng cao hơn tràm. Hàm lượng Fe, Al của nước trong mương vùng nghiên cứu gần như không khác biệt giữa vùng Keo lai và vùng tràm. Tuy nhiên, hàm lượng Fe vùng nghiên cứu đều cao hơn giới hạn cho phép ngoại trừ vùng Keo lai trên biểu loại đất phèn sâu. Hàm lượng độc chất H2S trong khu vực nghiên cứu nhỏ hơn so với nồng độ gây độc cho động vật thủy sinh. Tuy nhiên, nồng độ N-NH4+ thì cao hơn giới hạn cho phép và nhìn chung giá trị N-NH4+ của vùng Keo lai luôn cao hơn rừng tràm.
Từ khóa: Cà Mau, Keo lai, tính chất nước, tràm, U Minh Hạ

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015. QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.

Đào Xuân Học và Hoàng Thái Đại, 2005. Sử dụng và cải tạo đất phèn, đất mặn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Đặng Kim Chi, 2001. Hóa học môi trường. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

IUSS Working Group WRB. 2006. World reference base for soil resources 2006. World Soil Resources Reports No. 103. FAO, Rome. ISBN 92-5-105511-4.

Lê Trình, 1997. Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, trang 52 – 68.

Lê Văn Cát, 1999. Cơ sở hóa học và kỹ thuật xử lý nước. Nhà xuất bản Thanh Niên.

Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh và Nguyễn Quốc Việt, 2007. Chỉ thị sinh học môi trường. Nhà xuất bản Giáo Dục.

Lương Đức Phẩm, 2007. Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục.

Nguyễn Hữu Thịnh, 2008. Nghiên cứu tác động của việc lên liếp đến chất lượng đất, nước và sự tăng trưởng giai đoạn đầu của rừng tràm (Melaleuca cajuputi) ở tiểu khu 307, lâm ngư trường U Minh I, tỉnh Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp cao học. Ngành Khoa học môi trường. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Việt Trung, 2015. Đánh giá ảnh hưởng của việc trồng Keo lai đến tính chất đất và thảm thực vật dưới tán rừng U Minh Hạ, Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản lý Đất đai. Trường Đại học Cần Thơ.

Phạm Thành Hiếu, 2015. Bảo tồn đa dạng sinh học: Độc đáo Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Tổng cục môi trường, Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học.

Trần Kim Tính, 2003. Giáo trình Thổ nhưỡng. Trường Đại học Cần Thơ.

Trần Thành Lập, 1998. Bài giảng Nông hóa, phần 2. Khoa Nông nghiệp-Trường Đại học Cần Thơ.

Võ Thị Gương, 2009. Bảo tồn rừng tràm và đất than bùn vùng U Minh Hạ - Cà Mau, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.