Lê Văn Phát * , Trần Văn Tỷ Trần Minh Thuận

* Tác giả liên hệ (lvphat@nomail.com)

Abstract

The study was carried out following the method of ground water (GW) pumping test in Tra Noc industrial zone, Can Tho city to determine the initial change of water level in the observation wells over time, and then determine the basic hydro-geological parameters of the upper Pleistocene aquifer (qp2-3) such as permeability coefficient (K), transmissivity coefficient (T), storativity coefficient (S), depth of aquifer (D). The following steps were taken to (i) collect secondary data consists of location map, geological-hydrogeological map, and information of wells (aquifer, depth) and (ii) design experimental pumping test to measure GW level of the observation wells during the pumping time. The results determined the hydro-geological parameters (K, T, S and D) in the study area by Theis method, and was a database to set up GW dynamic simulation model for management and prediction of GW exploitation. The results revealed that K is of 3.465 m/h, S is of 0.003, T is of 242,6 m2/d, and D is of 70 m. The results of this research are also the basis to compare and correct secondary hydro-goelogical data, and prepare reliable data for GW flow simulation.
Keywords: Groundwater level, Hydro-geological parameters, Pleistocene aquifer, Theis method, Tra Noc industrial zone

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp thực nghiệm bơm hút nước dưới đất (NDĐ) (pumping test) tại khu công nghiệp Trà Nóc, thành phố Cần Thơ nhằm xác định sự thay đổi mực nước trong giếng quan trắc theo thời gian; từ đó xác định các thông số địa chất thủy văn (ĐCTV) cơ bản của tầng chứa nước Pleistocene giữa trên (qp2-3) như hệ số thấm (K), hệ số dẫn nước (T), hệ số nhã nước (S), chiều dầy tầng chứa nước (D). Các bước sau được thực hiện: (i) Thu thập các số liệu thứ cấp như bản đồ vị trí giếng, bản đồ ĐCTV, các thông tin về giếng (tầng chứa nước, chiều sâu); (ii) Bố trí thực nghiệm giếng bơm hút nước để đo mực nước NDĐ tại giếng quan sát trong suốt thời gian bơm. Kết quả tính toán sẽ xác định các thông số ĐCTV (K, T, S và D) tại vùng nghiên cứu theo phương pháp Theis. Kết quả này là cơ sở dữ liệu lập mô hình mô phỏng động thái NDĐ phục vụ cho quản lý và dự báo trữ lượng khai thác NDĐ. Kết quả bơm thí nghiệm tại tầng chứa nước qp2-3  xác định được hệ số thấm K = 3,465 m/giờ, hệ số nhả nước đàn hồi S = 0,003, hệ số dẫn nước T = 242,6 m2/ngày, chiều dày tầng chứa nước D = 70 m. Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để so sánh và hiệu chỉnh thông số ĐCTV thứ cấp để có dữ liệu đạt độ tin cậy cao phục vụ việc lập mô hình dòng chảy NDĐ.
Từ khóa: Cao độ mực nước NDĐ, KCN Trà Nóc, phương pháp Theis, tầng chứa nước Pleistocene, thông số địa chất thủy văn

Article Details

Tài liệu tham khảo

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghiệp thực phẩm PATAYA, 1999. Đề án khai thác nước dưới đất.

Ngô Xuân Trường, Bùi Trần Vượng, Lê Anh Tuấn, Trần Minh Thuận, Trần Văn Phấn, 2004. Khảo sát khai thác và xử lý nước sinh hoạt. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 383 trang.

Nguyễn Thị Thùy Trang, Huỳnh Vương Thu Minh, Trần Văn Tỷ, Lâm Văn Thịnh, Lê Văn Tiến, Lê Văn Phát, 2014. Quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ nước dưới đất ở khu công nghiệp Trà Nóc, thành phố Cần Thơ. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 31a: 136-147.

Nguyễn Việt Kỳ, 2006. Khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 337 trang.

Nguyễn Việt Kỳ và Đậu Văn Ngọ, 2013. Hướng dẫn thực hành địa chất thủy văn. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 166 trang.

Trần Minh Thuận, 2012. Giáo trình Thủy văn nước ngầm. Đại học Cần Thơ.