Lê Phan Xuân Ngọc * Lê Trần Thiên Ý

* Tác giả liên hệ (ngocb1402326@student.ctu.edu.vn)

Abstract

This study is aimed to investigate the awareness of Can Tho University undergraduates in Mutual Recognition Agreements fields towards labour mobility within ASEAN Economic Community (AEC), and, as a result, to propose some suggestions to raise students’ awareness of this issue. This study uses descriptive statistics, Stages of Concern Questionnaires from Concerns-Based Adoption Model, crosstabs and Chi-square method to analyze the samples of 680 observations. Some important findings are: firstly, 85% respondents have heard about AEC, yet only half of them have known about free movement of professionals within AEC; secondly, in general, students are aware of, though not significantly, and expect to receive more information about this matter; thirdly, those with better individual ability or more positive attitude towards international labour mobility are more likely to have a higher level of concern. Therefore, several proposals which focus on enhancing communication activities as well as students’s specialization and soft skills were made.
Keywords: ASEAN Economic Community, awareness, Can Tho University, labour mobility, Stages of Concerns, undergraduates

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm đánh giá mức độ quan tâm về di chuyển lao động (DCLĐ) trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ ở các lĩnh vực thuộc thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN, từ đó đề ra biện pháp phù hợp để nâng cao sự quan tâm của họ về vấn đề này. Nghiên cứu sử dụng lần lượt các phương pháp thống kê mô tả, bảng câu hỏi các giai đoạn của sự quan tâm từ mô hình CBAM (Concerns-Based Adoption Model), phân tích bảng chéo và kiểm định Chi bình phương để phân tích mẫu 680 quan sát. Những kết quả quan trọng từ nghiên cứu bao gồm: thứ nhất, 85% đáp viên biết về AEC, nhưng chỉ khoảng phân nửa số đó biết đến tự do DCLĐ chuyên gia trong AEC; thứ hai, nhìn chung, sinh viên có quan tâm, dù chưa thực sự nhiều, và mong muốn có thêm thông tin về vấn đề; thứ ba, sinh viên có năng lực cá nhân hoặc thái độ càng tích cực về DCLĐ quốc tế thì càng có mức độ quan tâm cao hơn. Từ những kết quả này,  các giải pháp tập trung vào việc nâng cao hoạt động truyền thông về DCLĐ trong AEC cũng như nâng cao kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cho sinh viên cần được xem xét và thực hiện.
Từ khóa: Cộng đồng kinh tế ASEAN, các giai đoạn của sự quan tâm, di chuyển lao động, quan tâm, sinh viên, Trường Đại học Cần Thơ

Article Details

Tài liệu tham khảo

Ajzen, I., 1991. The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes. 50(2): 179-211.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Giáo Trình Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác - Lê Nin. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 492 trang.

Giản Tư Trung (chủ trì); Nguyễn Thị Hiên, Trần Thị Thanh Lan, Nguyễn Thị Hồng Đào (triển khai); Trần Hữu Quang, Nguyễn Xuân Nghĩa và Nguyễn Khánh Trung (tư vấn và phản biện), 2015. Nhận thức Hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam, ngày truy cập: 10/10/2017. Địa chỉ:http://pace.edu.vn/tin-tuc-su-kien/ChiTiet/1067/toa-dam-nhan-thuc-hoi-nhap-quoc-te-tu-ket-qua-nghien-cuu-den-giai-phap-nang-luc

Hall, G.E., George, A.A. and Rutherford, W.L., 1977. Measuring Stages of Concern: A Manual for Use of theSoC Questionnaire. Research and Development Center for Teacher Education, Texas University. Austin, 104 pages.

Hồ Huy Tựu, Svein Ottar Olsen và Nguyễn Thị Kim Anh, 2008. Sự thỏa mãn, quan tâm và trung thành đối với cá của người tiêu dùng ở các thị trường phía Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 09(2008): 122-131.

Das, S. B., Menon, J., Severino, R. C., and Shrestha, O. L. (Editors), 2013. The ASEAN economic community: A work in progress(Vol. 14). ISEAS (Institute of Southeast Asian Studies). Singapore, 507 pages.

International Labour Organization, 2016. Migration in ASEAN in figures: The International Labour Migration Statistics (ILMS) Database in ASEAN. International Labour Organization. Bangkok, 52 pages.

Jacoby, J., and Matell, M.S., 1971. Three-pointLikert scales are good enough. Journal of Marketing Research. 8(4): 495-500.

Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ và Hồ Huy Tựu, 2014. Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh. 30(1): 36-45.

Phan Thế Công và Hồ Thị Mai Sương, 2015. Triển vọng DCLĐ chất lượng cao giữa các nước trong AEC sau năm 2015. Tạp chí Kinh tế và Dự báo. 11(595): 30-32.

Southwest Educational Development Laboratory, George, A. A., Hall, G. E., and Stiegelbauer, S. M., 2006. Measuring Implementation in Schools: The Stages of Concern Questionnaire. SEDL (Southwest Educational Development Laboratory). Austin, 98 pages.

The ASEAN Secretariat, 2015. ASEAN Economic Community Blueprint 2025, ngày truy cập: 10/10/2017. Địa chỉ:http://www.asean.org/storage/images/2015/November/aec-page/AEC-Blueprint-2025-FINAL.pdf

The ASEAN Secretariat, 2016. ASEAN Economic Community Chartbook 2016, ngày truy cập: 10/10/2017. Địa chỉ:http://www.aseanstats.org/wp-content/uploads/2016/11/AEC-Chartbook-2016-1.pdf

Trương Ngô Quỳnh Trân và Phạm Thị Thu Thảo, 2016. Tìm hiểu mức độ tiếp cận của sinh viên trước sự kiệnViệt Nam hội nhập Cộng đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC) năm 2015. Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016, 16/10/2016, Trường Đại học Văn Hiến. Trường Đại học Văn Hiến. TP.HCM, 291-308.