Huỳnh Kim Diệu * , Trần Thị Ngọc Thanh Trẩn Thanh Toàn

* Tác giả liên hệ (hkdieu@ctu.edu.vn)

Abstract

To evaluate the efficacy of Aloe vera on treating disease caused by Escherichia coli in mice and ducks infected E. coli at LD50, the methanol extract of Aloe was administered to mice at doses of 0.01, 0.02 and 0.03 g/mouse/twice/day. The ethanol extract of Aloe was administered to ducks at doses of 0.02, 0.03 and 0.04 g/kg B.W/twice/day. The results showed that methanol extract of Aloe had good efficacy on treating E. coli in mice, the best was in the treatment of 0.03 g/mouse/ twice/day with the cured rate of 94.4%. Aloe vera extracted by ethanol also had good efficacy on treating E. coli in ducks, the best was in the treatment of 0.04 g/kgB.W twice/day with the cured rate of 93.3%, more effective than colistin at the dose of 0.5g/kgB.W/twice/day with the cured rate of 86.7%.
Keywords: Aloe vera Lindl., duck, Escherichia coli, mouse, treatment

Tóm tắt

Để đánh giá khả năng điều trị bệnh do Escherichia coli của cây nha
đam. Cao nha đam được sử dụng điều trị bệnh cho chuột bạch và vịt được gây nhiễm E. coli với liều LD50. Thí nghiệm trên chuột sử dụng
cao chiết từ mehanol với các liều điều trị 0,01g/chuột/2lần/ngày; 0,02g/chuột/2lần/ngày và 0,03g/chuột/2lần/ngày. Thí nghiệm điều trị trên vịt sử dụng cao chiết từ ethanol với các liều điều trị 0,02 g/kg thể trọng/2lần/ngày; 0,03g/kgTT/ 2lần/ngày và 0,04 g/kg TT/2lần/ngày. Kết quả cho thấy cao Nha đam chiết xuất bằng methanol có khả năng điều trị bệnh do E.coli trên chuột ở liều 0,03 g/con/2lần/ngày cho hiệu quả cao nhất, tỷ lệ khỏi bệnh là 94,4%. Cao nha đam chiết xuất bằng ethanol cũng có khả năng điều trị bệnh do E.coli trên vịt, hiệu quả cao nhất ở liều 0,04 g/kg TT/ 2lần/ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 93,3%; hiệu quả hơn sử dụng colistin liều 0,5g/kg TT/2lần/ngày với tỷ lệ khỏi bệnh 86,7%.
Từ khóa: cây Nha đam, Escherichia coli, điều trị, chuột bạch, vịt

Article Details

Tài liệu tham khảo

Khảo sát tiêu bản vi thể ở dạ dày, ruột, gan, thận sau 7 ngày điều trị, lô đối chứng niêm mạc dạ dày và các tuyến vị bị tổn thương có sự bào mòn, lớp biểu mô ruột có sự bào mòn (Hình 1).

Sau điều trị bệnh bằng cao nha đam kết quả cho thấy niêm mạc dạ dày, ruột giảm tổn thương (Hình 2).

Đối với tiêu bản trên gan, thận chuột sau điều trị bằng cao nha đam không bị tổn thương, có hình thái bình thường, không có hiện tượng hủy hoại tế bào gan, thận (Hình 3). Điều này cho thấy cao nha đam không gây độc ở liều thí nghiệm.

Hình 3: Vi thể mô gan, thận sau điều trị bằng cao nha đam

Kết quả điều trị bệnh E.coli bằng cao nha đam chứng minh rằng nha đam có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh đường ruột ở chuột và tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất ở liều 0,03 g/con.

Sau khi sử dụng cao nha đam (chiết bằng methanol) điều trị bệnh do E.coli trên chuột đạt hiệu quả tốt và kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn cho thấy nha đam chiết bằng methanol hoặc ethanol có khả năng kháng E.coli như nhau. Cao nha đam (chiết bằng ethanol) được sử dụng điều trị cho vịt được gây nhiễm E.coli ở liều LD50 (109,6cfu/ml). Tái phân lập vi khuẩn E. coli từ mẫu bệnh phẩm ở gan vịt chết xác định vịt chết do vi khuẩn E. coli. Kết quả tỷ lệ khỏi bệnh khi sử dụng cao nha đam điều trị được trình bày qua Bảng 6.

Bảng 6: Tỷ lệ khỏi bệnh của vịt sau khi điều trị

Ghi chú: NT: nghiệm thức; NTĐC: nghiệm thức đối chứng;TT: thể trọng

NT1: 0,02 g/kg TT;NT2: 0,03 g/kg TT; NT3: 0,04 g/kg TT; NTĐC 1: 0,5gcolistin/kgTT; NTĐC 2: không tác động

Các giá trị trung bình trên cùng một hàng có chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Qua Bảng 6 cho thấy hiệu quả sau 7 ngày điều trị bệnh do E. coli trên vịt cao nhất ở NT3, kế đến NTĐC 1 (dùng colistin), NT2, NT1 và thấp nhất NTĐC2 (không tác động) (p<0,05). Như vậy, cho thấy cao nha đam sử dụng ở liều cao có khả năng điều trị được bệnh do E. coli trên vịt, hiệu quả hơn cả colistin là kháng sinh đặc trị E. coli (Giguère et al, 2006).

Sau khi điều trị tiến hành mổ khám vịt ở các nghiệm thức. Kết quả mổ khám vịt được trình bày ở Bảng 7.

Bảng 7: Kết quả mổ khám nội tạng sau 7 ngày điều trị

Ghi chú: NT1:0,02g/kgTT; NT2:0,03g/kgTT; NT3:0,04g/kgTT; NTĐC1:0,5g colistin/kgTT; NTĐC2: không tác động

Kết quả Bảng 7 cho thấy giữa các nghiệm thức ở NT2 (liều 0,03 g/kg TT /con/ngày) và NT3 (liều 0,04 g/kg TT /con/ngày) bệnh tích biểu hiện thấp hơn so với đối chứng (NTĐC 1: 0,5g colistin và NTĐC 2: không tác động) và NT3 ít biểu hiện bệnh tích nhất. Mặc dù sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0.05), nhưng kết quả cũng có thể chứng minh rằng khi sử dụng cao nha đam đã cho hiệu quả trong điều trị bệnh do E.coli gây ra trên vịt, ở liều 0,04g/kg TT cho kết quả điều trị bệnh tốt nhất và giảm được tổn thương các cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, kết quả Bảng 7 cũng cho thấy sau khi điều trị một số vịt không chết nhưng vẫn còn thể hiện bệnh tích ở nội tạng.

Khảo sát tiêu bản vi thể, sau khi điều trị bằng cao nha đam với liều 0,04g/kg TT, kết quả gan, thận, lách, ruột bình thường (Hình 4). Kết quả thí nghiệm trên chuột và vịt phù hợp với nghiên cứu của Wynn và Barbara (2006), nha đam ức chế viêm dạ dày, ruột, giảm các tổn thương mô học ở dạ dày và ruột.

Gan (x40) Thận (x40)

Lách (x40) Ruột (x40)

Hình 4: Gan, thận, lách và ruột bình thường (NT3 sau 7 ngày điều trị)

Tiêu bản vi thể ở NTĐC1 sau khi điều trị bằng kháng sinh colistin với liều 0,5g/kg TT, kết quả ghi nhận gan bình thường và thận, lách, ruột có dấu hiệu xuất huyết nhẹ; có thể trong quá trình điều trị kháng sinh colistin đã ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng (Hình 5).

Gan bình thường (x40) Thận có dấu hiệu xuất huyết (x40)

Lách có dấu hiệu xuất huyết (x40) Ruột có dấu hiệu xuất huyết (x40)

Hình 5: Gan bình thường; thận, lách và ruột xuất huyết (NTĐC1)

Kết quả nghiên cứu cho thấy cao nha đam có khả năng ức chế vi khuẩn E. coli. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Subramanian (2006) và Irshad (2011), theo đó gel nha đam được chiết xuất từ ethanol ở nồng độ 25 µg ức chế vi khuẩn E. coli với đường kính vòng vô khuẩn ≤8 mm. Lalitha et al.(2012) sử dụng cao nha đam ở các nồng độ 100 µg/ml, 200 µg/ml, 400 µg/ml có khả năng ức chế E. coli với đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 8 mm, 18 mm, 15 mm. Nha đam cho hiệu quả tốt trong điều trị bệnh, được cho là trong cao nha đam có chứa hoạt chất anthraquinone và dihydroxy anthroquinones có tác dụng như chất chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do nên cũng góp phần trong chống hoại tử tế bào gan, anthraquinone cũng được cho là có tác dụng kháng khuẩn giống tetracycline ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn; saponins, polysaccharide (acemannan) có tác dụng tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ gan và cùng với glycoprotein có khả năng ức chế vi khuẩn E.coli và hạn chế viêm loét dạ dày (Thong-Ngam and Chatsuwan, 2007; Mariappan and Shanthi, 2012; Maharjan and Nampoothiri, 2015). Ngoài ra, trong lá nha đam còn có chất pyrocatechol (một hydroxylated phenol) (Cowan, 1999; Kametani et al., 2007) và fumaric acid (He et al., 2011) cũng có khả năng diệt khuẩn.

Việc phát hiện khả năng kháng khuẩn và điều trị bệnh do E.coli của cây nha đam có ý nghĩa quan trọng trong tìm những thuốc mới có khả năng kháng khuẩn dùng trong điều trị bệnh ở gia súc. Tuy cây nha đam không thể thay thế hoàn toàn kháng sinh tân dược nhưng hi vọng có thể cùng với kháng sinh tân dược góp phần trong điều trị bệnh, hạn chế sự đề kháng thuốc cũng như ảnh hưởng xấu của tân dược đến sức khỏe con người và môi sinh.

Lá nha đam được chiết bằng ethanol hay methanol đều cho hiệu quả kháng khuẩn như nhau. Chiết chất nha đam có khả năng trị bệnh do E.coli, đối với chuột bạch hiệu quả nhất khi dùng liều 0,03g/chuột và điều trị E.coli trên vịt hiệu quả nhất ở liều 0,04g/kg thể trọng, hiệu quả hơn dùng colistin liều 0,5g/kg thể trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chen, S.H., Lin K.Y,Chang, C.L., Fang, C.L. and Lin, C.P., 2007. Aloe emodin induced apoptosis in human gastric carcinoma cell. Food chemical Toxicology. 45(11): 2296-2303.

Christaki, E.V. and Florou-Paneri, P.C., 2010. Aloe vera: A plant for many uses. Journal of Food, Agriculture and Environment. 8(2): 245–249.

Cowan, M.M., 1999. Plant products as antimicrobial agents. Clinical Microbiology Reviews.12 (4):546–582.

Dal'Belo, S.E., Gaspar, L.R. and Maia Campos, P.M., 2006. Moisturizing effect of cosmetic formulations containing Aloe vera extract in different concentrations assessed by skin bioengineering techniques. Skin Research and Technology. 12(4): 241-246.

Hội đồng dược điển Việt Nam, 2002. Dược điển Việt Nam tập III. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 237 trang.

He, C.L., Fu, B.D., Shen, H.Q., Jiang, X.L. and Wei, X.B., 2011. Fumaric acid, an antibacterial component of Aloe vera L. African Journal of Biotechnology. 10: 2973–2977.

Irshad, S., Butt, M. and Younus, H., 2011. In-vitro antibacterial activity of Aloe barbadensis Miller (Aloe vera). International Research journal of Phamaceuticals. 1(2): 59-64.

Kametani, S., Yuasa, A.K., Kikuzaki, H., Kennedy, D.O., Honzawa, M. and Yuasa, M., 2007. Chemical constituents of cape aloe and their synergistic growth inhibiting effect on ehrlich ascites tumor cells. Bioscience Biotechnology and Biochemistry. 71:1220–1229.

Lalitha, D., Srinivas, B. and Rao, B.N., 2012. An evaluation antimicrobial activity of Aloe barbadensis Miller (Aloe vera) gel extract. Journal of Pharmaceutical and Biomedical sciences. 21(03):1-4.

Maharjan, H. R. and Nampoothiri, P.L., 2015. Evaluation of biological properties and clinical effectiveness of aloe vera: a systematic review. Journal of Traditional and Complementary Medicine. 5(1): 21-26.

Mariappan, V. and Shanthi, G., 2012. Antimicrobial and phytochemical analysis of Aloe vera L.. International Research Journal of Pharmacy. 3 (10):158-161.

Mothana, R.A. and Lindequist, U., 2005. Antimicrobial activity of some medicinal plants of the island Soqotra. Journal of Ethnopharmacology. 96 (1-2): 177-181.

Nguyễn Văn Đàn và Nguyễn Viết Tựu, 2000. Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc, thành phố Hồ Chí Minh, NXB Y học. 509 trang.

Giguère S., Prescott J.F., Baggot J.D., Walker R.D. and Dowling P.M., 2006. Antimicrobial therapy in veterinary medicine. 4nd edition, Blackwell Publishing. 647 pages

Subramanian, S., Sathish, K.D., Arulselvan, P. and Senthilkumar, G.P., 2006. In vitro Antibacterial and Antifungal Activities of Ethanolic Extract of Aloe vera Leaf Gel. Journal of Plant Sciences. 1(4): 348-355.

Thiruppathi, S., Ramasubramanoan, V., Sivakumar, T. and Thirumalaiarasu, V., 2010. Antimicrobial activity of Aloe vera (L.) Burm. f. against pathogenic microorganisms. Journal of Biosciences Research. 1(4): 251-258.

Thong-Ngam, D. and Chatsuwan, T. (2007). Antibacterial activity of Aloe vera, Curcumin, Garlic and Plau-noi against Helicobacter pylori. Thai Journal Gastroenterol. 8 (1): 5-11.

Từ Minh Koóng, 2007. Kỹ thuật sản xuất dược phẩm Tập I. Đại học Y dược Hà Nội. 251 trang.

Wynn, G.S. and Barbara, F., 2006. Veterinary herbal medicine. All natural veterinary care. Sydney Australia. 736 pages.