Võ Minh Thứ *

* Tác giả liên hệ (vmthu@nomail.com)

Abstract

The experiment was aimed to determine the effects of microbio-organic fertilizers in producing safe green gourd (Benincasa cerifera Savi) for consumption and processing industry. It was conducted on slight loamy soils at Nhon Tan village, Nhon An district of Binh Dinh province using microbio-organic fertilizers at dosages of 5 tons, 10 tons and 15 tons ha-1. The results showed that the microbio-organic fertilizers at 10 tons and 15 tons ha-1 resulted in some better  biochemical indicators, leading to increases in green gourd productivity and quality. It included increases in chlorophyll content, total nitrogen, ashes of leaves, dry matter content of green gourd (from 0.46% to 1.03%), vitamin C (from 5.15% to 8.69%), protein (from 0.74% to 1.38%), total sugar (from 0.22% to 1.54%) and calcium (by 0.13%). The microbio-organic fertilizer increased fruit productivity of green gourd from 31.71% to 35.67% and the profits by 20.820 million compared to the control.
Keywords: Biochemical indicators, green gourd, microbial organic fertilizers, productivity, quality

Tóm tắt

Để sản xuất bí xanh an toàn chúng ta cần hạn chế sử dụng phân hóa học và tăng cường sử dụng phân hữu cơ, đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ vi sinh góp phần cải tạo đất, làm tăng sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu, giúp cho cây trồng hấp thụ tốt hơn. Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành bón phân hữu cơ vi sinh cho giống bí xanh trồng trên nền đất cát pha với mức 5, 10, 15 tấn/ha. Đất thí nghiệm được tiến hành phân tích trước và sau khi trồng, bao gồm độ pH, hàm lượng chất hữu cơ tổng số, lân, nitơ, kali dễ tiêu. Các chỉ tiêu hóa sinh như hàm lượng diệp lục được xác định bằng máy quang phổ, nitơ tổng số theo phương pháp Kjeldahl, protein theo Biure, đường khử theo Bectrand, vitamin C chuẩn độ bằng iot. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc bón phân hữu cơ vi sinh cho giống bí xanh trồng trên nền đất cát pha ở Nhơn Tân, An Nhơn, Bình Định, với mức 10, 15 tấn/ha đều có ảnh hưởng tốt đến một số chỉ tiêu hóa sinh, năng suất và phẩm chất, chẳng hạn như hàm lượng diệp lục, nitơ tổng số, tro trong lá đều tăng lên. Hàm lượng chất khô trong quả bí (tăng 0,46% - 1,03%), hàm lượng vitamin C (tăng 5,15% - 8,69%), protein (tăng 0,74% - 1,38%), đường tổng số (tăng 0,22% - 1,54%) và canxi (tăng 0,13% ). Bón phân hữu cơ vi sinh với mức 10 tấn/ha đã làm tăng năng suất bí xanh từ 31,71% đến 35,67% và lợi nhuận tăng 20,820 triệu so với đối chứng. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khuyến cáo người trồng bí sử dụng phân hữu cơ vi sinh tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, đồng thời cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nước bí đao.
Từ khóa: Bí xanh, chỉ tiêu hóa sinh, năng suất, phẩm chất, phân hữu cơ vi sinh

Article Details

Tài liệu tham khảo

Đoàn Xuân Cảnh, Nguyễn Đức Doan và Đỗ Thị Thủy (2005), Nghiên cứu tuyển chọn giống bí xanh cho các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, số 3, tr 25-31.

Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền và Phùng Gia Tường (1998), Thực hành Hóa sinh học, NXB Giáo dục. 131 tr.

Lê Minh Chiến (2006), Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh lên sinh trưởng, năng suất và phẩm chất dưa leo, Luận văn thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, 85 tr.

Vũ Thanh Hải và Nguyễn Văn Đĩnh (2008), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng bí xanh tại Yên Châu, Sơn La, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập VI, số 6.

Phạm Tiến Hoàng (2003), Phân hữu cơ trong hệ thống quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng, Tạp chí Khoa học đất, số 18, tr 120 - 126.

Lê Vân Khoa Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp và Cái Văn Tranh (1996), Phương pháp phân tích đất - nước- phân bón - cây trồng, NXB.Giáo dục. 267 tr.

Võ Thị Tuyết Nhung (2014), Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây ngô rau SGG2 trồng vụ Đông Xuân tại An Nhơn, Bình Định, Luận văn thạc sĩ Khoa học Sinh học thực nghiệm, Đại học Quy Nhơn, 90 tr.

Đào Châu Thu (2005), Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất bí vụ Đông Xuân, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, số 3, tr 35 - 40.

Allen V. Barker, David J. and Pilbeam (2006), Handbook of Plant Nutrition, Hardback by CRC, 453 p.

Horst Marchner (1996), Mineral nutrition of higher plant, Institute of plant University of Hohennerm Federal Republic of Germany, 892 p.

Lincol Taizger (2006), Plant physiology, 3 third edition, CRC, 662 P.