Nguyễn Thị Kim Đông * Nguyễn Văn Thu

* Tác giả liên hệ (ntkdong@ctu.edu.vn)

Abstract

This study was conducted to evaluate the effects of supplementation levels of sweet potato waste associated with coconut meal in diets on growth rate, carcass performance  and nutrient digestibility of growing crossbred rabbits. Sixty crossbred rabbits at 8 weeks of age were alloted in a completely randomized design with 5 treatments and 3 replications. Five treatments were 5 supplementation levels of sweet potato waste (KL) combined with coconut meal (KDD) corresponding to KL10-KDD30, KL20-KDD25, KL30-KDD20, KL40-KDD15 and KL50-KDD10 treatments, respectively. There were 4 rabbits with balanced sex per experimental unit and the trial lasted 8 weeks. The apparent nutrient digestibility was measured in 7 days for the 11- week old rabbits.  The results showed that DM, OM and ME intakes were significantly higher (p>0.05) with increased KL and decreased KDD, while CP and EE intakes were the highest (p<0.05) for the KL10-KDD30 treatment. The final live weight and daily weight gain were the of highest significance (p<0.05) for KL10-KDD30 treatment. The weights of carcass, thigh meat, lean meat and nutrient digestibility were the highest (p<0.05) for the KL10-KDD30 treatment. It could be concluded that supplementation at level of 10 g sweet potato waste and 30 g coconut meal per day for rabbit could improve growth rate, meat quality, and nutrient digestibility for crossbed rabbits.
Keywords: Crossbed rabbits, coconut meal, meat quality, sweet potato waste

Tóm tắt

Một nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của sự bổ sung phụ phẩm khoai lang (KL) kết hợp với khô dầu dừa (KDD) ở các mức độ khác nhau trong khẩu phần lên tăng trọng, chất lượng thân thịt, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của thỏ lai. Sáu mươi thỏ lai ở 8 tuần tuổi được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Năm nghiệm thức là 5 mức độ bổ sung KL kết hợp với KDD tương ứng với các khẩu phần lần lượt là KL10-KDD30, KL20-KDD25, KL30-KDD20, KL40-KDD15 và KL50-KDD10. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm có 4 thỏ lai cân bằng phái tính và thí nghiệm được tiến hành trong 8 tuần. Thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất được thực hiện trong 7 ngày khi thỏ đạt 11 tuần tuổi. Kết quả cho thấy lượng DM, OM và ME tiêu thụ cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) khi tăng mức độ bổ sung KL và giảm KDD, trong khi lượng CP, EE tiêu thụ cao nhất (p<0,05) ở NT KL10-KDD30. Khối lượng cuối kỳ và tăng trọng và của thỏ cao nhất, có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở nghiệm thức KL10-KDD30. Khối lượng thân thịt, thịt đùi, thịt tuộc; tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất và lượng nitơ tích lũy cao nhất (p<0,05) ở nghiệm thức KL10-KDD30. Thí nghiệm có thể được kết luận ở mức bổ sung mỗi ngày là 10 g phụ phẩm KL kết hợp với 30 g KDD cho thỏ lai cải thiện được tăng trọng, năng suất  thịt và tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất.
Từ khóa: Chất lượng thịt, khô dầu dừa, phụ phẩm khoai lang, thỏ lai

Article Details

Tài liệu tham khảo

DM: vật chất khô, OM:chất hữu cơ, CP: protein thô, NDF: xơ trung tính, EE: béo thô, ADF: xơ acid, ME: năng lượng trao đổi, Ash: khoáng tổng số, ME: năng lượng trao đổi theo Maertens (2002).

Lượng phụ phẩm khoai lang tiêu thụ tăng dần qua các nghiệm thức (NT), trong khi lượng khô dầu dừa giảm dần có ý nghĩa thống kê (p<0,05) theo bố trí thí nghiệm là KL tăng dần và KDD giảm dần. Tổng lượng DM tiêu thụ có giá trị cao (p<0,05) ở 3 NT KL30-KDD10, KL10-KDD30 và KL10-KDD30. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trên thỏ lai của Nguyễn Thị Vĩnh Châu và Nguyễn Văn Thu (2014b) có tổng lượng DM tiêu thụ từ 63,7 - 83,1 g/con/ngày. Lượng CP và EE tiêu thụ cao nhất có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở NT KL10-KDD30 và giảm dần ở các NT còn lại khi giảm lương KDD và tăng lượng KL bổ sung. Kết quả lượng CP tiêu thụ tương đương với báo cáo của Nguyen Thi Kim Dong and Nguyen Van Thu (2010) là thỏ lai có lượng CP tiêu thụ từ 9,1 - 11,2 g/con/ngày. Năng lượng trao đổi (ME) tiêu thụ của thỏ cao nhất có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở NT KL40-KDD15.

Bảng 3: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của thỏ ở thí nghiệm sinh trưởng

KL10-KDD30, KL20-KDD25, KL 30-KDD20, KL40-KDD15, KL50-KDD10: khẩu phần được bổ sung phụ phẩm khoai lang và khô dầu dừa lần lượt ở các mức độ: 10-30, 20-25, 30-20, 40-15 và 50-10 g. Các giá trị mang chữ cái a, b, c, d trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0.05

Kết quả tăng trọng, khối lượng cuối thí nghiệm và hiệu quả kinh tế của thỏ thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.

Kết quả tăng trọng cao nhất ở nghiệm thức KL10-KDD30 với 21,7 g/con/ngày và tăng trọng thấp nhất ở NT KL50-BDD10 là 18,3 g/con/ngày (p<0,05). Kết quả này được giải thích khi tăng mức KL từ 10 g lên 50 g và giảm lượng KDD từ 30 g xuống 10g/con, thì lượng CP tiêu thụ giảm do KL có hàm lượng CP thấp (2,2%) và lượng EE tiêu thụ cũng giảm. Kết quả tăng trọng của thỏ trong thí nghiệm này phù hợp với kết quả (19,78 g/con/ngày) của Nguyen Thi Kim Dong and Nguyen Van Thu (2012) khi thỏ lai được bổ sung các mức độ khoai mì khô trong khẩu phần. Kết quả khối lượng cuối có cùng xu hướng với tăng trọng của thỏ qua các NT thí nghiệm. Kết quả khối lượng cuối của thỏ cao nhất (p<0.05) là 2287 g ở NT KL10-KDD30 và giảm dần ở các NT còn lại. Kết quả này tương đương với báo cáo của Nguyễn Thị Vĩnh Châu và Nguyễn Văn Thu (2014b) khối lượng của thỏ lai từ 2003 - 2183 g. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của thỏ tốt nhất có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở NT KL10-KDD30 và tăng cao hơn ở các NT còn lại. Kết quả này có thể giải thích là do tăng trọng cao nhất của thỏ ở khẩu phần KL10-KDD30. FCR của thỏ trong thí nghiệm này tốt hơn kết quả nghiên cứu của Đinh Thành Tân (2013) với thí nghiệm thỏ được nuôi bằng khẩu phần cỏ lông tây có bổ sung bã dừa có FCR là 3,90 -4,39.

Bảng 4: Khối lượng cuối kỳ, tăng trọng và hiệu quả kinh tế thỏ thí nghiệm

KLĐTN: khối lượng đầu thí nghiệm, KLCTN: khối lượng cuối thí nghiệm, FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn, TT: tăng trọng. Các giá trị chữ cái a, b, trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05.

Phân tích hiệu quả kinh tế của thí nghiệm cho thấy sự chênh lệch giữa tổng chi phí và số tiền bán thỏ đạt được cao nhất (36.837 đồng/con) ở nghiệm thức KL10-KDD30 và giảm dần qua các NT khi lượng KDD tiêu thụ giảm và tăng lượng KL.

Các chỉ tiêu mỗ khảo sát năng suất thân thịt của thỏ thí nghiệm được trình bày ở Bảng 5.

Bảng 5: Kết quả về các chỉ tiêu thân thịt của thỏ thí nghiệm

Các giá trị mang chữ cái a, b, c trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05

Khối lượng thân thịt, thịt tuộc, khối lượng thịt 2 đùi sau của thỏ ở NT KL10-KDD30 là cao nhất, có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các giá trị này giảm dần ở các NT giảm KDD và tăng KL. Tỷ lệ thân thịt/khối lượng sống của thỏ trong thí nghiệm này không có sự biến động đáng kể (p>0,05) dao động từ 50,7-52,6%, thấp hơn so với nghiên cứu của Gidenne et al. (1998) trên thỏ lai giữa New Zealand và Californian được cho ăn khẩu phần có tỷ lệ giữa lignin/cellulose từ 0,8 - 0,2 cho kết quả 54,6 - 56,8%.

Kết quả thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất

Lượng DM tiêu thụ giữa các NT khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hàm lượng CP, EE tiêu thụ qua các NT giảm dần, trong khi ME tăng lên có ý nghĩa (p<0,05) khi giảm lượng KDD và tăng lượng KL.

Bảng 6: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa

Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các NT. Tỷ lệ tiêu hóa DM, CP và EE cao nhất (p<0,05) ở NT KL10-KDD30 và thấp nhất ở NT KL50-KDD10. Tỷ lệ tiêu hóa DM, CP và EE đạt được của thí nghiệm nằm trong khoảng kết quả nghiên cứu trên thỏ lai của Nguyễn Thị Vĩnh Châu và Nguyễn Văn Thu (2014c). Tỷ lệ tiêu hóa NDF va ADF giảm dần qua các NT (p<0,05), cao nhất ở NT KL10-KDD30. Kết quả đạt được phù hợp với công bố của Đoàn Hiếu Minh Khôi (2015) thỏ có NDFD từ 56,5 - 64,3% và ADFD từ 48,5 - 54,3%. Lượng nitơ tích lũy cao nhất (p<0,05) ở NT KL10-KDD30. Lượng nitơ tích lũy dao động từ 0,54 - 0,95 g/kg W0,75, tương đương với kết quả nghiên cứu trên thỏ lai của Nguyễn Thị Kim Đông (2014) lượng nitơ tích lũy là 0,83 - 0,96g/kg W0,75.

Bảng 7: Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất (%) và nitơ tích lũy của thỏ ở thí nghiệm tiêu hóa

DMD tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, DDM: vật chất khô được tiêu hóa. Các giá trị chữ cái a, b, c trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05

Bổ sung 10 g phụ phẩm khoai lang và 30 g bánh dầu dừa trong khẩu phần thỏ lai tăng trưởng cho khối lượng cuối kỳ và tăng trọng; năng suất thân thịt; tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất cao hơn và hiệu quả kinh tế tốt hơn.

Đề nghị sử dụng phụ phẩm khoai lang và khô dầu dừa để bổ sung năng lượng và đạm trong khẩu phần nuôi thỏ thịt. Tiếp tục nghiên cứu các mức độ bổ sung thích hợp phụ phẩm khoai lang và bánh dầu dừa trong khẩu phần nuôi thỏ sinh sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

AOAC, 1990. Official methods of analysis, 15th edn. Association of Official Analytical Chemist. Washington, DC, Vo. 1: 69-90.

Cao Văn Thương, 2009. Ảnh hưởng của việc bổ sung lúa và khoai lang trong khẩu phần cơ bản rau lang trên sự tăng trọng và tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của thỏ lai. Luận văn tốt nghiệp kĩ sư Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Dương Thị Bích Loan, 2010. Ảnh hưởng bổ sung các thức ăn năng lượng lên khả năng tăng trưởng và sinh sản của thỏ lai, luận văn cao học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Đinh Thành Tân, 2013. Ảnh hưởng của sự bổ sung bã dừa trong khẩu phần lên sự tiêu thụ dưỡng chất và tăng trọng của Californian. Luận văn tốt nghiệp đại học. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

Đoàn Hiếu Minh Khôi, 2015. Nghiên cứu sủ dụng cỏ đậu phộng (Arachis pintoi) để nuôi thỏ thịt và sinh sản giống thuần Californian. Luận văn cao học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Gidenne ,T., R. Carabana, J. Garcia and C. De Blas, 1998. “Fiber Digestions”, In: De Blas C & Wiseman J (ed.) The nutrition of the Rabbit, CABI Publishing, London, 5: 66-82.

Maertens, L., M. T. Perez, M. Villamide, C. Cervera, T. Gideme and G. Xiccato, 2002. Nutritive value of raw materials for rabbits: Ergan tables 2002.World Rabbit Science.10:157-166 pp.

McDonald P, R. A. Edwards, J. F. D. Greenhalgh and C. A. Morgan, 2010. Digestibility evaluation of foods. In Animal Nutrition, 6th Edition. Longman Scientific and Technical. New York. Pp: 245-255.

Minitab, 2010. Minitab reference manual release 16.20. Minitab Inc.

Nguyen Thi Kim Dong and Nguyen Van Thu, 2010. Sweet potato tuber and paddy rice as energy supplements for Crossbred rabbits in the Mekong delta of Vietnam. MEKARN Proceedings. 9 - 11 November 2010 in Pakse, Laos. http://www.mekarn.org/workshops/pakse/html/kdong2.htm

Nguyen Thi Kim Dong and Nguyen Van Thu (2012) Effects of dried chip casava supplementation in diets of crossbred rabbits intake and digestibility, meat production and economic return. Journal of Animal Science and Technology. June, 12 2012. No. 36: 77-86.

Nguyễn Nhật Nam, 2013. Ảnh hưởng của sự bổ sung các mức độ khô dầu dừa trong khẩu phần lên năng suất sinh sản của thỏ Californian. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Kim Đông, 2014. Ảnh hưởng của các mức độ rau Mơ (Paederia tomentosa) trong khẩu phần đến thu nhận thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa và tăng khối lượng của thỏ lai. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Viện Chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 50: 39-48.

Nguyễn Thị Vĩnh Châu và Nguyễn Văn Thu, 2014a. Nghiên cứu hiện trạng sản xuất thỏ ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa học. Trường Đại học Cần Thơ, số. 32: 1-8.

Nguyễn Thị Vĩnh Châu và Nguyễn Văn Thu, 2014b. Ảnh hưởng của các mức protewin thô đến tăng trưởng, chất lượng thịt, tỷ lệ tiêu hóa và các chỉ dịch manh tràng của thỏ lai ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa học Công ngệ Chăn nuôi - Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số. 49: 80-92.

Nguyễn Thị Vĩnh Châu và Nguyễn Văn Thu, 2014c. Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần ăn đến tăng trọng, chất lượng quầy thịt và các chỉ tiêu dịch manh tràng của thỏ lai ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số. 33: 36-45.

Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, 2011. Sách chuyên khảo con thỏ - Công nghệ nuôi dưỡng và chế biến sản phẩm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

Owen, J. B., 1992. Genetic aspects of appetite and food choice by animals. Journal of Agricultural Science 119: 151-155.

Van Soest P. J., J. B. Robertson, B. A. Lewis, 1991. Symposium: Carbohydrate methodology, metabolism and nutritional implications in dairy cattle: methods for dietary fiber, and nonstarch polysaccharides in relation to animal nutrition.J. Dairy Sci. 74: pp 3585-3597.