Nguyễn Trọng Nhân * , Đào Ngọc Cảnh , Phan Thị Dang Lê Thị Tố Quyên

* Tác giả liên hệ (trongnhan@ctu.edu.vn)

Abstract

The meeting level of the elderly’s needs plays a crucial role in boosting their mood and feeling progressing in a positive way. Elderly people have a wide range of physical and spiritual demands, from basic level to advanced level. In 27 of the elderly’s needs, there are 20 needs that are evaluated at the meeting, 6 at neither meeting nor not meeting and 1 at not meeting. The meeting level of the elderly’s needs have statistically significant differences from their previous main occupations, housing types, relatives living in the same house, sanitary conditions, recreational facilities, vehicles, current source of life, health status, the level of implementation of recreational activities, cultural enjoyment and exercise daily, household type. These results are the product of feedback from 128 respondents in Ben Tre province with convenient and snowball sampling techniques. In this research, descriptive statistics analysis, independent-samples T-test, one-way ANOVA and bivariate correlation analysis are conducted for analysing the primary data.
Keywords: Ben Tre Province, need, need meeting level, elderly people

Tóm tắt

Mức độ đáp ứng các nhu cầu của người cao tuổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tâm trạng và cảm nhận cuộc sống của họ diễn tiến theo hướng tích cực. Người cao tuổi có rất nhiều nhu cầu từ vật chất cho đến tinh thần, từ cơ bản cho đến cấp cao. Trong 27 nhu cầu của người cao tuổi được nghiên cứu, 20 nhu cầu được đánh giá ở mức đáp ứng, 6 nhu cầu ở mức không phải không đáp ứng cũng không phải đáp ứng và 1 nhu cầu ở mức chưa đáp ứng. Mức độ đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi có sự khác biệt theo nghề nghiệp chính trước đây, loại nhà ở, đối tượng sống cùng, điều kiện vệ sinh, phương tiện giải trí, phương tiện đi lại, nguồn sống hiện tại, tình trạng sức khỏe, mức độ thực hiện các hoạt động giải trí, hưởng thụ văn hóa và rèn luyện sức khỏe hàng ngày, loại hộ gia đình của họ. Các kết quả trên là sản phẩm của sự phản hồi từ 128 đáp viên ở tỉnh Bến Tre với kỹ thuật chọn mẫu kiểu thuận tiện và phát triển mầm. Các phương pháp phân tích thống kê mô tả (descriptive statistics analyis), kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể (independent-samples T-test), phân tích phương sai một chiều (one-way-ANOVA) và phân tích tương quan hai biến (bivariate correlate analysis) được sử dụng trong phân tích dữ liệu.
Từ khóa: Người cao tuổi, nhu cầu, mức độ đáp ứng nhu cầu, tỉnh Bến Tre

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bùi Thị Mùi, 2014. Thực trạng và giải pháp tăng cường năng lực quản lý lãnh đạo của cán bộ nữ các trường công lập tại Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 34: 1-12.

Chính phủ tiểu bang New South Wales, 2011. Hướng đến sách lược toàn chính phủ về người cao niên của tiểu bang New South Wales (Bản tóm tắt hội nghị bàn tròn về người cao niên). Dịch vụ Cộng đồng và Gia đình New South Wales. Australia. 24 trang.

Đặng Thanh Nga, Bùi Kim Chi, Dương Thị Loan và ctv., 2004. Giáo trình Tâm lý học. Nhà xuất bản Công an Nhân dân. Hà Nội. 271 trang.

Đinh Phương Duy, 2007. Tâm lí học. Nhà xuất bản Giáo dục. Vĩnh Long. 144 trang.

Lê Ngọc Lân, 2011. Một số cơ sở thực tiễn cần quan tâm trong xây dựng, điều chỉnh chính sách chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. 21 (5): 3-17.

Liu, J.E., Tian, J.Y., Yue, P., Wang, Y.L., Du, X.P., Chen, S.Q., 2015. Living Experience and Care Needs of Chinese Empty-Nest Elderly People in Urban Communities in Beijing, China: A Qualitative Study. International Journal of Nursing Sciences. 2: 15-22.

Luật người cao tuổi, 2009. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội. 14 trang.

Nguyễn Đình Cử, 2007. Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 396 trang.

Nguyễn Phương Lan, 2001. Tiếp cận văn hóa người cao tuổi. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. Hà Nội. 233 trang.

Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên), 2006. Giáo trình Tâm lý học đại cương. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Hà Nội. 272 trang.

Nguyễn Thị Kim Hoa, 2010. Vài nét về thu nhập và mức sống của người cao tuổi trên thế giới. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu. 6 (117): 32-41.

Rudich, P.A. (Chủ biên) (Nguyễn Văn Hiếu dịch), 1980. Tâm lý học. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao. Thành phố Hồ Chí Minh. 647 trang.

Sirakaya-Turk, E., Uysal, M., Hammitt, W., Vaske, J.J., 2011. Research Methods for Leisure, Recreation and Tourism. Cambridge University Press. Cambridge. 278 pages.

Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc, 2006. Một số đặc điểm tâm - sinh lý của người cao tuổi. Tạp chí Tâm lý học. 4 (85): 52-55.

Trần Văn Thiện, Thái Trí Dũng và Vũ Thị Phượng, 1995. Tâm lý học. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh. 239 trang.

UNFPA, 2011. Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách. Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc tại Việt Nam. Hà Nội. 68 trang.

UNFPA, 2012. Báo cáo tóm tắt Già hóa trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thức. Quỹ Dân số Liên hiệp Quốc và Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế. Luân Đôn. 13 trang.

Vũ Dũng (Chủ biên), 2000. Từ điển Tâm lý học. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội. 450 trang.

Wu, Y.H., Lu, Y.C., 2014. Qualitative Research on the Importance and Need for Home-Based Telecare Services for Elderly People. Journal of Clinical Gerontology & Geriatrics. 5: 105-110.