Võ Văn Hà * , Trần Hữu Tuấn , Huỳnh Cẩm Linh Tô Lan Phương

* Tác giả liên hệ (vvha@ctu.edu.vn)

Abstract

This study was aimed to compare technical and economic efficiency of four brackish water land-based shrimp farming systems in My Xuyen district, Soc Trang province, the coastal zone of the Mekong delta. Household surveys were conducted with a total of 113 farmers practicing the production of shrimp rotated with rice (i.e. Penaeus monodon or Litopenaeus vannamei) and shrimp mono-culture (Litopenaeus vannamei). Results showed that with vannamei shrimp farmers could practice two or three crops continuously in rotation with rice, compared to only one crop with monodon shrimp, due to a shorter production cycle. With higher material input level, vannamei shrimp yielded higher and gave higher income than monodon shrimp did. Shrimp culture (in the dry season) in rotation with rice (in the wet season) had lower income than shrimp monoculture. In short-term, farmers earned high income with vanamei shrimp culture, particularly with the mono-culture form of three crops per year. However, long-term environmental sustainability and economic risks of vanamei shrimp culture at farming intensity levels is still challengings.
Keywords: Shrimp rotated with rice, shrimp monoculture, vannamei shrimp, economic efficiency

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của bốn mô hình nuôi tôm trên đất lúa ở vùng nước lợ của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, thuộc vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Việc phỏng vấn nông hộ được thực hiện trên 113 nông dân đang thực hiện mô hình luân canh tôm với lúa; nghĩa là nuôi tôm sú (Penaeus monodon) hoặc nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và nuôi tôm độc canh (Litopenaeus vannamei). Kết quả cho thấy người dân có thể nuôi tôm thẻ chân trắng hai hoặc 3 vụ và luân canh với trồng lúa, so với chỉ nuôi một vụ tôm sú, do chu trình nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn hơn. Với mức độ đầu tư thâm canh cao nên năng suất tôm thẻ chân trắng cao hơn nuôi tôm sú. Mô hình nuôi tôm (trong mùa nắng) luân canh với trồng lúa (trong mùa mưa) có thu nhập thấp hơn mô hình nuôi tôm độc canh. Trong ngắn hạn, nông dân có được thu nhập cao với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, đặc biệt là hình thức nuôi tôm độc canh ba vụ trên năm. Tuy nhiên, về lâu dài của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở mức độ thâm canh cao thì những rủi ro về hiệu quả kinh tế và tính bền vững môi trường vẫn là những thách thức.
Từ khóa: luân canh tôm-lúa, tôm độc canh, tôm thẻ chân trắng, hiệu quả kinh tế

Article Details

Tài liệu tham khảo

Ha, V.V., Nhan, D.K., Thach, L.N., and Be, T.T., 2013. Assessment of farmer base network in promoting an Intergrated Farming System at the Mekong Delta in Viet Nam. In: Asian Journal of Agriculture and Development: Volume 10, number 2, December 2013.

Lê Cảnh Dũng, 2012. Tác động của trồng lúa đến nuôi tôm từ các chỉ số kinh tế trong hệ thống lúa – tôm vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22a: 69-77.

Lê Cảnh Dũng, Chu Thái Hoành, Christophe Le Page và Nantana Gajaseni, 2010. Tác động kinh tế-xã hội và môi trường của hệ thống canh tác lúa-tôm: Trường hợp nghiên cứu mô hình đa tác nhân ở tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16a: 255-264.

Lê Quang Trí, Võ Thị Gương và Nguyễn Hữu Kiệt, 2009. Đánh giá sự thay đổi chất lượng đất nuôi tôm mặn-lợ vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng. Trong: Diễn đàn Khuyến Nông Công nghệ lần thứ 7-2009, NXB Nông Nghiệp Tp Hồ Chí Minh, trang 55-70.

Lê Thị Phương Mai, Dương Văn Ni và Trần Ngọc Hải, 2014. Phân tích khía cạnh kỹ thuật và tài chánh của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodom) thâm canh ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề Thủy Sản. 2: 114-122.

Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010a. Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các mô hình nuôi thủy sản ven biển chủ yếu ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 14: 222-232.

Nguyễn Thanh Long, Lê Xuân Sinh và Dương Vĩnh Hảo, 2010b. Phân tích các khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus Monodon) thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 14: 222-232.

Nguyễn Thanh Long và Huỳnh văn Hiền, 2015. Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 37: 105-111.

Nguyễn Thanh Phương, Trương Hoàng Minh và Nguyễn Anh Tuấn, 2004. Tổng quan về các mô hình nuôi tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong: Tài liệu Hội nghị “Phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ”. Trường Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 8 năm 2004.

Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Mỹ Xuyên, 2014. Báo cáo tổng kết tình hình nuôi thuỷ sản năm 2014 và kế hoạch năm 2015.

Phù Vĩnh Thái, Trương Hoàng Minh, Trần Hoàng Tuân và Trần Ngọc Hải, 2015. So sánh hiệu quả sản xuất giữa nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng luân canh với lúa ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Phần B: Nông nghiệp, thủy sản và công nghệ. 41: 111-120.

Trần Ngọc Tùng và Bùi Văn Trịnh, 2014. Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng và thủy văn đến tình hình nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật. 35: 117-126.

Be,T.T., Clayton, H. and Brennan, D., 2003. Socioeconomic characteristics of rice–shrimp farms in the study region. In: Nigel Preston and Helena Clayton (Eds.). Rice–shrimp farming in the Mekong Delta: biophysical and socioeconomic issues). ACIAR Technical Reports No. 52e. pp. 15-26.

UBND huyện Mỹ Xuyên, 2014. Tổng kết Nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi – thủy lợi kết hợp giao thông nông thôn năm 2014 và kế hoạch thực hiện năm 2015.

Võ Văn Sơn, Trương Tấn Nguyên và Nguyễn Thanh Phương, 2014. So sánh đặc điểm kỹ thuật và chất lượng môi trường giữa ao nuôi tôm sú và nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề Thủy sản. 2: 70-78.