Nguyễn Thanh Long *

* Tác giả liên hệ (ntlong@ctu.edu.vn)

Abstract

The study on the fishing activities of inshore and offshore single trawler was conducted from August to December 2015 in Bac Lieu province. The results showed that the number of inshore single trawler in Bac Lieu province were 168 fishing boats (12.8%) and the offshore trawler was 215 fishing boats (16.42%). The inshore trawlers were used for boat with engines of 57.6 HP in average and the offshore trawlers were used for boat with engines of 249 HP in average. The inshore and offshore trawlers can operate year-round. The average fishing productions of the inshore and offshore trawlers were 104 tons/boat and 346 tons/boat per year, in which trash fish accounted for 42.6% of inshore trawlers and 43.67% of the single trawler offshore. The average gross revenues and net return were 145 and 68.2 million VND/trip, respectively and benefit ratio was 104% of inshore trawlers. The average gross revenues and net return were 1,228 and 539 million VND/trip, respectively and benefit cost ratio was 65% of the offshore trawlers.
Keywords: Inshore, offshore, single trawler, financial, fishing technical

Tóm tắt

Nghiên cứu hoạt động khai thác của nghề lưới kéo ven bờ và xa bờ được thực hiện từ tháng 8/2015 đến tháng 12/2015 ở tỉnh Bạc Liêu. Kết quả cho thấy nghề lưới kéo đơn gần bờ của tỉnh Bạc Liêu có 168 chiếc (12,83%) và có 215 chiếc lưới kéo xa bờ (16,42%). Tàu lưới kéo đơn gần bờ có công suất trung bình là 57,68 CV/tàu và tàu lưới kéo đơn xa bờ là 249 CV/tàu. Lưới kéo đơn gần bờ và xa bờ đều có thể khai thác quanh năm. Sản lượng khai thác trung bình của nghề lưới kéo đơn gần bờ và xa bờ là 104,19 tấn/tàu/năm và 346,40 tấn/tàu/năm, trong đó cá tạp tàu gần bờ chiếm 42,67% và xa bờ chiếm 43,67%. Tổng thu nhập bình quân của tàu lưới kéo đơn gần bờ là 145,33 triệu đồng/chuyến và lợi nhuận là 68,27 triệu đồng/chuyến với tỷ suất lợi nhuận 104%. Đối với lưới kéo đơn xa bờ tổng thu nhập bình quân là 1.228 triệu đồng/chuyến và lợi nhuận là 539 triệu đồng/chuyến với tỷ suất lợi nhuận là 65%.
Từ khóa: Ven bờ, xa bờ, lưới kéo đơn, tài chính, kỹ thuật khai thác

Article Details

Tài liệu tham khảo

Các giá trị cùng một hàng có cùng chữ cái thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Kết quả khảo sát cho thấy để đầu tư trung bình cho một tàu lưới kéo đơn gần bờ ở tỉnh Bạc Liêu cần 833 triệu đồng (Bảng 6), trong đó tàu và máy tàu chiếm 50,1%, ngư cụ chiếm 37,7%. Trong khi số vốn đầu tư cho một tàu lưới kéo đơn xa bờ trung bình là 2.639 triệu đồng (Bảng 6), trong đó tàu và máy tàu chiếm 78,3%, ngư cụ chỉ chiếm 15,6% cao hơn rất nhiều so với tàu lưới kéo đơn gần bờ. Chi phí một chuyến biển cho tàu lưới kéo đơn gần bờ trung bình 53,3 triệu đồng/chuyến, chủ yếu là tiền nhân công 68%, chi phí cho nhiên liệu chỉ chiếm 20,6% (Bảng 7). Chi phí khấu hao trung bình một chuyến biển là 23,7 triệu đồng/chuyến biển (Bảng 6), chiếm 30,6% trong tổng chi phí. Đối với tàu lưới kéo đơn xa bờ, chi phí trung bình cho một chuyến biển là 642 triệu đồng/chuyến biển, cũng như tàu lưới kéo đơn gần bờ chủ yếu là tiền nhân công chiếm 51,2%, chi phí cho nhiên liệu chiếm 31,7% (Bảng 7). Trung bình chi phí khấu hao một chuyến biển của tàu lưới kéo đơn xa bờ là 46,54 triệu đồng/chuyến, chiếm 6,76% tổng chi phí (Bảng 6).

Bảng 6: Chi phí cố định và chi phí khấu hao của tàu lưới kéo đơn ven và xa bờ

Các giá trị cùng một hàng có cùng chữ cái thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Đối với tàu lưới kéo đơn gần bờ trung bình một chuyến biển chủ tàu thu được 145 triệu đồng và có lợi nhuận trung bình một chuyến biển là 68,2 triệu đồng. Với lợi nhuận này đã mang lại tỉ suất lợi nhuận của nghề cao (1,04 lần) (Bảng 8), trong khi tỉ suất lợi nhuận của nghề lưới kéo ven bờ ở tỉnh Sóc Trăng chỉ là 0,51 (Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010).

Bảng 7: Chi phí biến đổi một chuyến biển của tàu lưới kéo đơn ven bờ và xa bờ

Các giá trị cùng một hàng có cùng chữ cái thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Đối với tàu lưới kéo đơn xa bờ trung bình một chuyến chủ tàu thu được 1.228 triệu đồng và lợi nhuận đạt thu được là 539 triệu đồng/chuyến. Với lợi nhuận này đã mang lại tỷ suất lợi nhuận của nghề lưới kéo đơn xa bờ là 0,65 lần (Bảng 8). Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre chỉ là 0,19 lần (Nguyễn Thanh Long, 2015).

Bảng 8: Hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo đơn ven bờ và xa bờ ở tỉnh Bạc Liêu

Các giá trị cùng một hàng có cùng chữ cái thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Tổng chi phí trung bình của nghề lưới kéo đơn gần bờ (1.279 triệu đồng/tàu/năm) thấp hơn tổng chi phí trung bình của nghề lưới kéo đơn xa bờ (3.210 triệu đồng/tàu/năm), do tàu lưới kéo xa bờ cần vốn đầu tư lớn, chi phí cho nhiên liệu nhiều, chi phí thuê nhân công,… Tàu lưới kéo đơn xa bờ thường có chuyến đi khai thác dài, sản lượng cao nên tổng doanh thu trung bình (6.141 triệu đồng/tàu/năm) cao gấp đôi tàu lưới kéo đơn gần bờ (3.488 triệu đồng/tàu/năm) chính vì vậy, lợi nhuận hàng năm của tàu lưới kéo đơn xa bờ (2.698 triệu đồng/tàu/năm) cao hơn lợi nhuận tàu lưới kéo đơn gần bờ (1.638 triệu đồng/tàu/năm). Riêng tỷ xuất lợi nhuận tàu lưới kéo đơn xa bờ có tỷ suất lợi nhuận là 0,65 thấp hơn tỷ suất lợi nhuận tàu lưới kéo đơn gần bờ là 1,04 (Bảng 8).

Kết quả cho thấy nghề lưới kéo đơn được ngư dân tỉnh Bạc Liêu là do các thuận lợi chủ yếu như: (i) gần ngư trường khai thác, ngư trường khai thác của nghề lưới kéo đơn chủ yếu là vùng biển thuộc tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau; (ii) Yêu cầu kỹ thuật đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao nên ngư dân nào cũng có thể tham gia và đem lại hiệu quả cao; (iii) Nguồn thủy sản đa dạng giúp ngư dân khai thác được nhiều loài thủy sản có giá trị; (iv) Có sẵn nguồn lao động nên việc tìm lao động dễ dàng.

Bảng 9: Những thuận lợi khi thực hiện nghề lưới kéo xa bờ ở tỉnh Bạc Liêu

Bên cạnh đó, cũng còn nhiều khó khăn làm cản trở hoạt động khai thác của nghề lưới kéo đơn gần bờ và xa bờ như: (i) mất lưới, ngư cụ khai thác làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tàu; (ii) chi phí cao làm ngư dân làm nghề lưới kéo đơn gặp khó khăn trong việc thiếu vốn (iii) thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, giá bán sản phẩm thấp dẫn đến cạnh tranh trong nghề; (iv) thời tiết thay đổi thất thường cũng ảnh hưởng đến thời gian khai thác và sản lượng khai thác.

Bảng 10: Những khó khăn của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bạc Liêu

Nghề lưới kéo đơn gần bờ và xa bờ của tỉnh Bạc Liêu có thể khai thác quanh năm nhưng những tháng có sản lượng cao tập trung vào tháng 5, 6, 7, 8 và 9. Ngư trường khai thác chủ yếu là vùng biển thuộc tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau.

Sản lượng khai thác trung bình của tàu lưới kéo đơn gần bờ là 104,2 tấn/tàu/năm, tổng thu nhập bình một chuyến biển là 145 triệu đồng/chuyến biển và lợi nhuận là 68,2 triệu đồng/chuyến biển với tỷ suất lợi nhuận 1,04 lần.

Đối với tàu lưới kéo đơn xa bờ sản lượng trung bình là 346 tấn/tàu/năm, tổng thu nhập trung bình một chuyến biển là 1.228 triệu đồng/chuyến biển và lợi nhuận là 539 triệu đồng/chuyến biển với tỷ suất lợi nhuận 0,65.

Khó khăn lớn nhất của nghề lưới kéo đơn là tình trạng mất lưới, ngư cụ khai thác của ngư dân. Chi phí đầu tư cao gặp khó khăn trong việc thiếu vốn đầu tư.

Để nghề lưới kéo đơn phát triển ổn định thì cần có chính sách hỗ trợ vốn cho ngư dân.

Có giải pháp giúp ngư dân bảo quản sản phẩm khai thác và chính sách hỗ trợ giá cho sản phẩm thủy sản

Đẩy mạnh khai thác xa bờ có hiệu quả, hạn chế đánh bắt gần bờ để bảo vệ nguồn lợi thủy sản tránh khỏi nguy cơ cạn kiệt và tuyệt chủng những loài thủy sản quý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2013. Quy định về quản lý nghề lưới kéo khai thác hải sản tại vùng biển Việt Nam. 6 trang.

Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bạc Liêu, 2015. Báo cáo kết quả thực hiện công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2014 và kế hoạch hoạt động năm 2015. 11 trang.

Lê Văn Ninh, 2006. Hiện trạng nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và một số định hướng phát triển trong thời gian tới. Tạp chí thuỷ sản số 11/2006.

Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010. Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các nghề khai thác thủy sản chủ yếu ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 2010: 14b: 354-366.

Nguyễn Thanh Long, 2012. Nghiên cứu các giải pháp quản lý hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản ven biển tỉnh Sóc Trăng. Luận án Tiến sĩ. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Nguyễn Thanh Long, 2015. Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ (>90 CV) ở tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số 38 (2015) (1): 88-94.