Trần Văn Dũng * , Phan Chí Nguyện , Ngô Minh Hưởng Phạm Thanh Vũ

* Tác giả liên hệ (tvandung@ctu.edu.vn)

Abstract

Evaluation of changes in soil properties play one of the important crucial roles in the planning, meanwhile it is also considered as the foundation and scientific evidence in determining the planning methods. Objective of the study was to determine the change of land use status and influence factors in order to find out the causes and propose ways of improvement for land use resources efficiently and sustainably. The study used the method of evaluation with the participation of experts, managers and interviewed farmers. Results showed a strong shifting in the productional structure of the province since 1999. Especially the conversion from the inefficient agricultural production into seawater and brackish aquaculture (over 45% of agricultural land was transferred to aquaculture) leading to the change of soil type in the environmental regions of changing land production structure and even the surrounding areas. Land of the coastal area had changes in the nature and type due to influence of salinization process, the scale of medium and heavy salty soils developed broadly in the province. For inland regions, soil properties had obvious changes than previously due to the land use and the development of irrigation systems. Therefore, in terms of nature, most of the acid soil turned into operating acid soil with the quite deep aluminum floor (> 50 cm). These areas are irrigated cultivating rice with 2-3 crops/year, soil acidity and toxicity of salinity influence decreased markedly.
Keywords: Soil properties, current land use, saltwater intrusion, climate change, Bac Lieu

Tóm tắt

Đánh giá sự thay đổi đặc tính đất đai là một trong những nội dung quan trọng của công tác quy hoạch, đồng thời là căn cứ, cơ sở khoa học có ý nghĩa quyết định đến kết quả xây dựng phương án quy hoạch, bố trí sử dụng đất hợp lý. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng; từ đó, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất hướng cải tạo, sử dụng tài nguyên đất hiệu quả và bền vững. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đánh giá với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà quản lý và phỏng vấn nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ sau năm 1999 đến nay cơ cấu sản xuất của tỉnh có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Đặc biệt là chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ (trên 45% diện tích đất nông nghiệp đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản), dẫn đến môi trường đất khu vực chuyển đổi cơ cấu sản xuất và các vùng lân cận cũng có sự biến đổi các loại đất. Đất ở vùng ven biển có những biến đổi về tính chất và loại hình do chịu ảnh hưởng của quá trình mặn hóa, quy mô đất bị nhiễm mặn trung bình và mặn nặng phát triển khá rộng trên địa bàn tỉnh. Đối với vùng nội địa, tính chất đất đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước đây do ảnh hưởng của quá trình sử dụng đất và việc phát triển hệ thống thủy lợi. Do đó, xét về tính chất, đất phèn đa phần đã chuyển sang phèn hoạt động với tầng phèn xuống khá sâu (>50 cm). Những khu vực đang canh tác lúa 2 – 3 vụ/năm có tưới, độc tố của đất phèn và ảnh hưởng mặn giảm đi rõ rệt.
Từ khóa: Đặc tính đất đai, hiện trạng sử dụng đất đai, xâm nhập mặn, Phân loại đất, Bạc Liêu

Article Details

Tài liệu tham khảo

FAO. 2006. Guiderline for soil profile descripsion, 4th edition. ISBN 92-5-105521-1. 97 pp.

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 1999. Tập biểu mô tả hình thái và số liệu phân tích các phẫu diện đất điển hình tỉnh Bạc Liêu. Chương trình “Điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất và đánh giá đất tỉnh Bạc Liêu”.

Võ Quang Minh, 2012. Giáo trình nguồn gốc, phân loại, khảo sát, lập bản đồ đất. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

Phạm Thanh Vũ, Võ Quang Minh, Lê Quang trí, Trần Thanh Thắng, 2011. Phân loại đất vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hệ thống chú giải FAO – WRB (2006). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 18b: 10-17.

Phạm Thanh Vũ, 2009. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất trên cơ sở chỉnh lý bổ sung bản đồ đất Đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số: B2009-16-141.

Hồ Quang Đức, Đỗ Đình Thuận. Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT Nông nghiệp năm 1993, tr. 141, Bộ Nông nghiệp và CNTP, Hà Nội. 1994.