Võ Thị Ngọc Cẩm * , Nguyễn Thị Kiều Oanh , Nguyễn Thị Tố Quyên , Dương Minh Viễn , Đỗ Thị Xuân , Nguyễn Khởi Nghĩa Đỗ Hoàng Sang

* Tác giả liên hệ (camb1205889@student.ctu.edu.vn)

Abstract

Aim of this study was to isolate native fungal strains from an intensive rice cultivation soil sample at Phong Hoa village, Lai Vung district, Dong Thap province to quickly decompose organic wastes. Soil sample was collected from the rice farm with historical rice cultivation of more than 30 years. The Bushnell Haas Medium (BHM) media contaning carboxymethyl cellulose (CMC)/lignin as the only carbon source was used to isolate and purify fungi. The comercial fungal strain of Can Tho University, Trichoderma sp., was chosen as a positive control. The results showed that 17 fungal with a high potential of decomposition of organic agricultural wastes were isolated and purified. Results of the decomposition experiments for six organic materials under the stelile condition after 30 incubation days revealed that different fungi had different decomposing capacities, with the highest capacity being found in the PH-C5 strain for both rice straw and spent coffee ground at a rate of 47,6% and 48,1%, respectively.  Sugarcane bagasse and coconut peat were highly degraded by the PH-L3 strain with a decomposing rate of 46,9% and 37,2%, respectively while sawdust and rice husk degradation was highest by the PH-L4 (32,9%) and the PH-L6 (50,9%). Trichoderma sp. showed lowest decomposition capacity for six selected organic materials under both sterile and non-sterile conditions as compared to PH-C5, PH-L3, PH-L4 and PH-L6 strain. Basing on the results of ITS region sequences, these four candidates were genetically identified as Aspergillus fumigatus (PH-C5), Penicillium janthinellum (PH-L3), Aspergillus fumigatus (PH-L4) and Rhizomucor variabilis (PH-L6).
Keywords: Isolation, fungi, decomposition, organic agricultural wastes and rice cultivation soil

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân lập và tuyển chọn một số dòng nấm bản địa từ nền đất thâm canh lúa tại xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp phân hủy nhanh vật liệu hữu cơ từ nông nghiệp. Mẫu đất thu từ nền đất canh tác lúa trên 30 năm. Môi trường Bushnell Haas Medium (BHM) bổ sung carboxymethyl cellulose (CMC)/lignin như là nguồn carbon duy nhất được sử dụng để phân lập và tách ròng nấm. Dòng nấm Trichoderma sp. (sản phẩm của Đại học Cần Thơ) được chọn như là đối chứng dương. Kết quả cho thấy tổng cộng 17 dòng nấm có tiềm năng phân hủy vật liệu hữu cơ từ nền đất lúa được phân lập. Kết quả phân hủy sáu vật liệu hữu cơ trong điều kiện tiệt trùng cho thấy dòng nấm PH-C5 phân hủy cao hơn so với các dòng khác với vật liệu rơm (47,6%) và bã cà phê (48,1%). Tương tự, dòng nấm PH-L3 cũng phân hủy cao hơn các dòng khác với vật liệu xác mía và mụn dừa, lần lượt 46,9% và 37,2% trọng lượng khô sau 30 ngày thí nghiệm. Trong khi đó, dòng nấm PH-L4 và PH-L6 có phần trăm phân hủy lần lượt 32,9% (mùn cưa) và 50,9% (vỏ trấu) và cao hơn so với các dòng khác. Khả năng phân hủy vật liệu hữu cơ từ nông nghiệp của bốn dòng nấm này cao hơn so với Trichoderma sp. cả hai điều kiện tiệt trùng và không tiệt trùng. Kết quả giải mã trình tự đoạn gene ITS và định danh cho thấy chúng có thứ tự tên loài: Aspergillus fumigatus (PH-C5), Penicillium janthinellum (PH-L3), Aspergillus fumigatus (PH-L4) và Rhizomucor variabilis (PH-L6).
Từ khóa: Phân lập, nấm, phân hủy, vật liệu hữu cơ và đất canh tác lúa

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bärlocher, F; Corkum, M, 2003. Nutrient enrichment overwhelms diversity effects in leaf decomposition by stream fungi. Oikos, 101 (2): 247-252.

Do Thi Xuan, 1012. Microbial Communities in Paddy Fields in the Mekong Delta of Vietnam. Acta Universitatis agriculturae Sueciae, 101: 1652-6880.

Fareeha, R; Nasreen, A.R; Uzma, H; Ikram, H, 2011. Solid state fermentation for the production of -glucosidase by co-culture of Aspergillus niger and A. Oryzae. Pak. J. Bot., 43(1): 75-83.

Hoàng Thị Thu Hương, 2012. Nghiên cứu tận dụng một số phế phẩm nông nghiệp để xử lý nước cấp phục vụ cho sinh hoạt. Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật môi trường. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.

Ito, J; Fujita, Y; Ueda, M; Fukuda, H; Kondo, A, 2004. Improvement of cellulose-degrading ability of a yeast strain displaying Trichoderma reesei endoglucanase II by recombination of cellulose-binding domains. Biotechnol. Progr., 20 (3): 688–691.

Lars, E; Berghem, R; Göran, P, L, 2005. The mechanism of enzymatic cellulose degradation isolation and some properties of a β-glucosidase from Trichoderma viride. DOI: 10.1111/j.1432-1033.

Markku, S; Tiina, M.P, 2012. The cargo and the transport system: secreted proteins and protein secretion in Trichoderma reesei. J. of Microbiol., 158 (1): 46-57.

Nguyễn Hồng Thắm, 2009. Khả năng phân hủy trấu và ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của nấm Trichoderma sp.., Rhizopus sp. ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp & SHƯD. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Lân Dũng, 1984. Vi sinh vật đất và sự chuyển hóa các hợp chất cacbon, nitơ. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

Nguyễn Thị Trúc Hương, 2011. Khảo sát ảnh hưởng đến môi trường do sản xuất chỉ xơ dừa tại xã An Thạnh-Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày-Bến Tre. Luận văn tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Xuân Thành và Phạm Văn Toàn, 2003. Công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và xử lí môi trường. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Phạm Văn Kim, 2000. Vi sinh vật và chuyển hóa vật chất trong đất. Bộ môn Bảo vệ thực vật. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. ĐH Cần Thơ.

Subhosh, C.M.; Rajasekhar, R.B, 2012. Exoglucanase production by Aspergillus niger grown on wheat bran. Ann. of Microbiol., 63 (3): 871-877.

Yang, J. S; Yuan, H. L; Wang, H. X; Chen, W. X, 2005. Purification and characterization of lignin peroxidase from Penicillium decumbens P6. World J. of Microbiol. & Biotechnol., 21: 435-440.