Võ Thành Danh *

* Tác giả liên hệ (vtdanh@ctu.edu.vn)

Abstract

This paper is aimed to measure the household and community adaptive capacity indices to salinity to agricultural production activities at coastal areas of Duyen Hai, Cau Ngang and Tra Cu of Tra Vinh province. Using data from a survey on 1,814 randomly sampled rice, cashcrop and aquaculture farmers, adaptive capacity indices composed from five equally weighted elements of social, economic, physical, natural and institutional factors were computed in the study. Results showed that household adaptive capacity to salinity was at medium level. Household adaptive capacity at Cau Ngang and Tra Cu districts was higher than that at Duyen Hai district. This was because that socio-economic factors had more influence than natural factors do. For community level, social factors, physical factors and institutional factors had negative impacts on their adaptive capacity. Regression analysis also revealed that scale of production, head of household’s gender and education level were statistically significant factors affecting the household adaptive capacity.
Keywords: Salinity, household adaptive capacity index, communityadaptive capacity index

Tóm tắt

Bài viết trình bày mức độ thích nghi ở cả hai cấp độ nông hộ và cộng đồng đối với xâm nhập mặn gây ra cho sản xuất nông nghiệp tại ba huyện ven biển: Duyên Hải, Cầu Ngang và Trà Cú của tỉnh Trà Vinh. Sử dụng số liệu điều tra từ 1.814 hộ sản xuất lúa, màu và nuôi trồng thủy sản theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, chỉ số khả năng thích nghi được xác định từ năm chỉ số thành phần là yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố thực địa, yếu tố tự nhiên, và yếu tố định chế với quyền số trung bình như nhau. Kết quả tính toán cho thấy khả năng thích nghi của nông hộ đối với xâm nhập mặn ở mức trung bình. Khả năng thích nghi của nông hộ ở hai huyện Cầu Ngang và Trà Cú cao hơn so với huyện Duyên Hải. Điều này được giải thích là do ảnh hưởng của yếu tố kinh tế- xã hội lớn hơn nhiều so với các yếu tố khác như các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên. Đối với khả năng thích nghi cấp độ cộng đồng, các yếu tố xã hội, thực địa và tự nhiên góp phần làm tăng khả năng thích nghi trong khi các yếu tố kinh tế và định chế làm giảm năng lực thích nghi của cộng đồng. Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy quy mô diện tích canh tác, giới tính của chủ hộ, và trình độ học vấn của chủ hộ là những yếu tố tác động đến khả năng thích nghi của nông hộ.
Từ khóa: Xâm nhập mặn, chỉ số thích nghi cấp độ nông hộ, chỉ số thích nghi cấp độ cộng đồng

Article Details

Tài liệu tham khảo

Armi S., H. Safwan, D.R. Pratiwi, and M. Fadila (2009). Adaptive Behavior Assessment Based on Climate Change Event: Jakarta’s Flood in 2007. Research Report. EEPSEA-IDRC.

Ivey, J., J., Smithers, and R.D. Kreutzwiser (2004) Community capacity for adaptation to climate-induced water shortages: linking institutional complexity and local actors, Environmental Management, 33(1), pp. 36–47.

Kelly P.M. và W.N. Adger (2000). Lý thuyết và thực tiễn trong việc đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và điều kiện thích ứng. Đại học East Anglia Norwich, Vương quốc Anh.

Smit, B. and J. Wandel (2006). Adaptation, adaptive capacity and vulnerability. Global Environmental Change 16 (2006) 282–292.

Swanson, D., J. Hiley and H.D. Venema (2007). Indicators of Adaptive Capacity to Climate Change for Agriculture in the Prairie Region of Canada: An Analysis based on Statistics Canada’s Census of Agriculture. IISD Draft Working Paper.

Wall, E. and K. Marzall (2006). Adaptive Capacity for Climate Change in Canadian Rural Communities. Local Environment Vol. 11, No. 4, 373–397, August 2006.