La Nguyễn Thùy Dung * Mai Văn Nam

* Tác giả liên hệ (lntdung@ctu.edu.vn)

Abstract

This study focused on analyzing, comparing the financial efficiency of farmers participating in the model of large rice field to the others in An Giang province. Mean test of two independent samples, descriptive statistic, and frequency analysis were used in the study. 338 households in Cho Moi, Chau Thanh, Chau Phu, Tinh Bien districts were interviewed directly. Results showed that the farmers who taking in the model of large rice field get more financial efficiency than the other.
Keywords: Model links, financial efficiency, farmers, businesses

Tóm tắt

Nghiên cứu này tập trung phân tích, so sánh các chỉ tiêu tài chính của nông hộ tham gia mô hình liên kết và không tham gia mô hình liên kết giữa nông hộ sản xuất lúa và doanh nghiệp ở tỉnh An Giang. Phương pháp kiểm định tham số trung bình hai mẫu độc lập được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt về hiệu quả tài chính giữa nhóm nông hộ tham gia và không tham gia mô hình liên kết với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phương pháp thống kê mô tả, phân tích tần số được sử dụng để đánh giá thực trạng sản xuất lúa của nông hộ. Số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các nông hộ tham gia canh tác lúa với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Số nông hộ được phỏng vấn là 338 nông hộ thuộc 4 huyện Chợ Mới, Châu Thành, Châu Phú, Tịnh Biên, trong đó có 126 hộ tham gia liên kết với doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc nông hộ tham gia mô hình liên kết với doanh nghiệp đem lại hiệu quả tài chính cao hơn so với nông hộ không tham gia mô hình liên kết với doanh nghiệp, giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận đồng thời còn giúp nông dân sản xuất tốt hơn và an toàn hơn. Đó là cơ sở để nông hộ tham gia mô hình liên kết với doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả canh tác trong sản xuất lúa.
Từ khóa: Mô hình liên kết, hiệu quả tài chính, nông hộ, doanh nghiệp

Article Details

Tài liệu tham khảo

Phạm Văn Kết (2013). Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa theo hợp đồng vụ Đông Xuân 2011-2012 ở xã Vĩnh Nhuận huyện Châu Thành tỉnh An Giang, Luận văn tốt, Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng (2012). Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo–Trường hợp cánh đồng mẫu lớn tại An Giang, Kỷ yếu khoa học Đại học Cần Thơ.

Đoàn Ngọc Phả, 2012. Các mô hình liên kết sản xuất lúa và thực hiện cánh đồng mẫu lớn ở An Giang.

Nguyễn Thơ, 2013. Cánh đồng mẫu lớn–vai trò của doanh nghiệp. Trong: Hội nghị tổng kết thực hiện phong trào cánh đồng mẫu lớn 2011-2012.

Vũ Trọng Khải, (2012). Cánh đồng mẫu lớn và tổ chức sản xuất theo hợp đồng trong sản xuất nông nghiệp,

CụcThống kê tỉnh An Giang ,2014. Niên giám thống kê tỉnh An Giang 2013. Nhà xuất bản Thống kê.