Nguyễn Thanh Phong *

* Tác giả liên hệ (thanhphonghgtv@yahoo.com.vn)

Abstract

In 1980s and 1990s, technology training program in most of countries in the world contained contradictions between the two basic objectives of current technology education. Those are to train students to become experts in many fields of technology and to train students to become people who are good at personal skills. CDIO suggestions help to overcome these challenges through training students to become complete engineers. Tay Do University is the first private university in the Mekong River Delta by the Ministry of Education and Training to train the key sectors as required by the transformation of economic and social fields Assembly of the necessary requirement, including the Electrical industry, Electricity. However, due to the fact the survey shows the current element electrical engineers have no reasoning ability, the technical design of new, inexperienced experience, practical experience in high technical design to meet the requirements of society; there is no social conscience and trends creative. If there is a close cooperation between the school and companies in supplying qualified human source; and if the students recognize their importance in the age of knowledge and economy, CDIO training program development at Tay Do University will bring good results, it will supply good engineers and bachelors equipped good knowledge, skills and professional manners to meet the need of qualified human source of the society.
Keywords: CDIO, Tay Do University, training program, program development, modern engineers, good qualified human source

Tóm tắt

Vào những năm 1980 và 1990, chương trình giáo dục kỹ thuật ở phần lớn các quốc gia trên thế giới chứa đựng mâu thuẫn giữa hai mục tiêu cơ bản của giáo dục kỹ thuật đương đại, đó là: yêu cầu đào tạo sinh viên trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực công nghệ, đồng thời cũng yêu cầu đào tạo sinh viên trở thành người đa năng hội đủ các kỹ năng. Đề xướng CDIO đáp ứng thách thức này thông qua việc đào tạo sinh viên trở thành người kỹ sư toàn diện. Trường Đại học Tây Đô là trường đại học tư thục đầu tiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được Bộ Giáo dục và đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo những ngành trọng điểm của vùng theo yêu cầu chuyển dịch kinh tế và những ngành xã hội có nhu cầu trong đó có ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử. Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát cho thấy người kỹ sư Điện- Điện tử hiện tại chưa có năng lực lập luận, thiết kế kỹ thuật mới, chưa có kinh nghiệm trải nghiệm, kinh nghiệm thực tiễn trong thiết kế kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu xã hội, chưa có ý thức xã hội và thiên hướng sáng tạo. Nhận thức được tầm quan trọng của việc gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên hiểu rõ được tầm quan trọng của cá nhân trong thời đại nền kinh tế tri thức thì việc phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO tại Trường Đại học Tây Đô được kỳ vọng sẽ cho ra trường một đội ngũ kỹ sư, cử nhân có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Từ khóa: CDIO, Đại học Tây Đô, chương trình đào tạo, phát triển chương trình, kỹ sư hiện đại, nhân lực chất lượng cao

Article Details

Tài liệu tham khảo

Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT), 2011. Quy trình xây dựng chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp cận CDIO. Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2012. Hội nghị CDIO toàn quốc 2012 “Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế: Mô hình CDIO”. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh (biên dịch), 2009. Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO. NXB ĐHQG- HCM, (Bản dịch tiếng Việt từ nguyên bản: E.F. Crawley, J. Malmqvist, S. Östlund, D. Brodeur, Rethinking Engineering Education: The CDIO Approach, Copyright © 2007 Springer Science+Business Media, LLC. All Rights Reserved).

Lê Xuân Thọ, 2011. Tìm hiểu tình hình nghiên cứu “Ứng dụng phương pháp tiếp cận CDIO trong việc xây dựng chương trình đào tạo” ở một số trường đại học ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học Đại học Đông Á.

Thái Thị Thu Hà, Trần Thiên Phúc, Nguyễn Hữu Lộc, Huỳnh Ngọc Hiệp, 2010. Xây dựng chương trình đào tạo tích hợp cho chương trình Kỹ thuật chế tạo theo mô hình CDIO, Đại học Quốc gia TP. HCM.

Tạp chí tuyên giáo, 2013. Đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ nền giáo dục Việt Nam theo tinh thần Đại hội XI của Đảng.