Lê Xuân Thái *

* Tác giả liên hệ (lxthai@ctu.edu.vn)

Abstract

Rice infected with the rice grassy stunt virus disease through brown plant hoppers (BPH) had low yield and low production in the Mekong Delta. Using BPH-resistant rice varieties was a principal factor in the integrated crop management on rice. Selection rice varieties resistant to BPH and RGSV was done from years of 2008-2013 in order to find out varieties highly resistant to BPH and less susceptible to RGSV, with high yield and good adaptation. 342 rice varieties were tested for the resistance to BPH. Results showed that the BPH-resistant level of rice varieties reduced after 2-3 crops. Rice grassy stunt virus disease had correlated to the resistant level to BPH of rice varieties. Rice varieties containing bph4 and Bph18 genes showed well resistant to BPH in this reserach. MTL512, MTL645, HĐ1 and OM10043 had the high yield and highly adapted to all trial site conditions. MTL500, MTL645, OM4900 and OM6162 resisted to BPH and had the high yield and highly adapted in popular trial.
Keywords: Rice varieties, brown plant hopper (BPH), resistance

Tóm tắt

Lúa nhiễm bệnh vàng lùn do rầy nâu truyền cho năng suất, sản lượng thấp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Việc sử dụng giống lúa chống chịu rầy nâu giữ vai trò then chốt trong gói giải pháp canh tác tổng hợp. Nghiên cứu chọn lọc giống lúa chống chịu rầy nâu, bệnh vàng lùn được thực hiện từ năm 2008-2013 nhằm tìm ra các giống lúa kháng rầy, ít nhiễm bệnh cho năng suất cao và thích nghi tốt trong sản xuất. 342 giống lúa đã được đánh giá khả năng chống chịu với rầy nâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tăng cấp nhiễm rầy từ 0,5 - 1 cấp ở các giống lúa sau 2 - 3 vụ trồng. Bệnh vàng lùn có tương quan thuận với tính chống chịu rầy nâu của các giống lúa trồng phổ biến. Các giống lúa mang gen kháng rầy thể hiện tính chống chịu tốt trong sản xuất. Các giống MTL512, MTL645, HĐ1 và OM10043 trong bộ giống mang gen kháng rầy thể hiện thích nghi tốt, có năng suất cao. Các giống lúa MTL500, MTL645, OM4900, OM6162 trong bộ giống triển vọng chống chịu khá tốt với rầy nâu, bệnh vàng lùn, thích nghi tốt, và có năng suất cao.
Từ khóa: Giống lúa, kháng rầy nâu, tính thích nghi

Article Details

Tài liệu tham khảo

IRRI. Philippines. Standard Evaluation for rice.1996.

Lê Xuân Thái. 2010. Kết quả chọn lọc giống lúa mới kháng rầy nâu vụ Đông Xuân 2008-2009 và Hè Thu 2009. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ số 15b, trang 152-160. 2010. Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Xuân Thái, Trần Nhân Dũng và Nguyễn Hoàng Khải. 2012. Nguồn gen kháng rầy nâu của các giống lúa phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2008-2011. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ số 22a, trang 115-122. 2012. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Quốc Lý và Bùi Ngọc Tuyển. Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng phía Nam, Trung tâm vùng Nam Bộ. Kết quả khảo nghiệm giống lúa mới ngắn ngày, năng suất cao tại các tỉnh Nam Bộ năm 2008-2013.

Trần Nhân Dũng. 2010. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp bộ ”Sưu tập, bảo tồn và đánh giá nguồn gen giống lúa kháng rầy nâu ở ĐBSCL năm 2010”. Viện NC & PT Công nghệ Sinh học. Trường Đại học Cần Thơ.

Trung Tâm Bảo vệ thực vật phía Nam. 2013. Nghiên cứu, đánh giá mức độ nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá của các giống lúa đang trồng phổ biến và các giống lúa triển vọng tại các tỉnh phía Nam. Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2013.