Trần Thanh Ái *

* Tác giả liên hệ (ttai@ctu.edu.vn)

Abstract

For several years, many researchers have analyzed the worsened degradation of education in Vietnam at many levels of training. The Pedagogy which belong to Higher Education, and are a place to train the teachers in the school, have a special role in this degradation. If improving the quality of training of teachers is successful, we will significantly contribute to improving the situation in secondary education. On the contrary, if the renewal fails, we will make the educational situation more severe. Yet training program in 2007 is only based on the maximum threshold of the number of credits (120 credits for now and 140 credits since the 40th promotion), not on the characteristics of the subjects of The Pedagogy. Therefore, the quality of teacher training is seriously affected, and have negative impact on the situation in secondary education. This article will analyze some negative aspects of the program applied at The School of Pedagogy (Can Tho University), and propose some radical measures to overcome.
Keywords: Curriculum design, training quality, pedagogy, credit, self learning

Tóm tắt

Từ nhiều năm nay, nhiều nhà nghiên cứu đã liên lục phân tích tình trạng suy thoái ngày càng trầm trọng của nền giáo dục Việt Nam ở nhiều cấp đào tạo. Ngành sư phạm vừa thuộc về giáo dục đại học, vừa là nơi đào tạo ra những thầy cô giáo ở phổ thông, có vai trò đặc biệt trong sự suy thoái đó. Nếu thành công trong việc cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo của ngành sư phạm thì chúng ta sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện tình hình giáo dục ở phổ thông. Ngược lại, nếu cải tiến thất bại, chúng ta sẽ khiến tình hình giáo dục thêm trầm trọng. Thế mà việc xây dựng chương trình “tín chỉ hóa” vào năm 2007 chỉ máy móc dựa vào ngưỡng tối đa của số lượng tín chỉ (hiện nay là 120 TC, và kể từ K40 là 140 TC) chứ không dựa vào đặc điểm của các chuyên ngành của Khoa Sư phạm. Vì thế, chất lượng đào tạo của ngành sư phạm bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và đã gián tiếp tác động xấu đến tình hình giáo dục ở phổ thông. Bài viết này sẽ phân tích một số khía cạnh bất ổn của chương trình đang áp dụng tại Khoa Sư phạm-Trường Đại học Cần Thơ và chương trình vừa chỉnh sửa, đồng thời cũng đề ra một số biện pháp căn cơ để khắc phục.
Từ khóa: Thiết kế chương trình, chất lượng đào tạo, sư phạm, tín chỉ, tự học

Article Details

Tài liệu tham khảo

Chu Phạm Thúy Hằng, 2010. Đánh giá việc sử dụng 2 giờ tự học của sinh viên. Trong Hội nghị đánh giá tình hình hai tiết tự học của sinh viên, Đại học Cần Thơ : 13-17.

Đoàn TNCSHCM, 2010. Các ý kiến đóng góp về việc sử dụng 2 tiết tự học trong sinh viên. Trong Hội nghị đánh giá tình hình hai tiết tự học của sinh viên, Đại học Cần Thơ : 23-26.

Hồ Thị Hà, 2010. Hai tiết tự học của sinh viên – Thực trạng và phương hướng giải quyết. Trong Hội nghị đánh giá tình hình hai tiết tự học của sinh viên, Đại học Cần Thơ: 19-22.

Nguyễn Đăng Hưng, 2012. Giáo dục Việt Nam bệnh đã quá nặng, cần được giải phẫu, báo Giáo dục Việt Nam ngày 27/9/2012 tại địa chỉ http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Giao-duc-Viet-Nam-benh-da-qua-nang-can-duoc-giai-phau/230319.gd truy cập ngày 27/09/2012.

Nguyễn Thị Bình, 2012. Đột phá từ đội ngũ giáo viên. Bài viết trên báo Tuổi trẻ, ngày 20/10/2012, địa chỉ trên mạng http://tuoitre.vn/giao-duc/516817/dot-pha-tu-doi-ngu-giao-vien.html 18/2/13 truy cập ngày 21/10/2012.

Nguyễn Thị Thu Thủy & Ngô Thị Bảo Châu, 2010. Tự học – Thực trạng, Nguyên nhân và Giải pháp. Trong Hội nghị đánh giá tình hình hai tiết tự học của sinh viên, Đại học Cần Thơ : 29-31.

Nguyễn Văn Linh, 2010. Một số giải pháp giúp sinh viên thực hiện 2 giờ tự_học của Khoa Công nghệ Thông tin & Truyền thông, trong Hội nghị đánh giá tình hình hai tiết tự học của sinh viên, Đại học Cần Thơ: 7-11.

Trần Thanh Ái, 2010. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Các nguyên lý, thực trạng và giải pháp. Tham luận tại Hội nghị toàn quốc đổi mới đào tạo đại học, tổ chức tại Đại học Sài Gòn, tháng 5/2010 : 42-53.