Võ Hồng Tú * , Lê Văn An , Nguyễn Duy Cần Nguyễn Thùy Trang

* Tác giả liên hệ (vhtu@ctu.edu.vn)

Abstract

An Giang is one of nine provinces of Mekong Delta affected by monsoon flood annually and is an upstream province bordering withCambodia. Yearly, upstream flood water discharges to downstream along with rain water when they cause flood. When flood comes, it causes a lot of difficulties and damages for agricultural production, especially Summer-Autumn rice crop and third rice crop. In addition, flood also results in many serious damages in term of infrastructure and people, particularly children. Although flood is an annually natural and unavoidable phenomenon but results from study showed that coping and adaptation capacity of households in research sites is limited and livelihood strategies are easily vulnerable to flood ? they depend much and are determined by natural conditions, especially in the context of unexpected climate change, occurring frequency of big floods are considerably high and unforeseen. So, many projects have been conducted and these contents turn normally around two main solutions: structure (infrastructure construction) and non-structure (coping capacity and capacity building) measures. According to research results also, comprehensive and community based approaches are highly evaluated in the process of adaptation with flood and resilience after flood.
Keywords: livelihood, vulnerability, resilience capacity, adaptation capacity

Tóm tắt

An Giang là một trong chín tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu ảnh hưởng bởi lũ hàng năm và là một trong những tỉnh đầu nguồn có biên giới giáp với Campuchia. Hàng năm, khi nước lũ từ thượng nguồn đổ xuống cùng với lượng nước mưa đã gây ra ngập lụt. Khi lũ về đã gây ra không ít những khó khăn cho hoạt động sản xuất của nông dân, đặc biệt là lúa Hè-Thu và các khu vực sản xuất lúa vụ ba. Hơn nữa, hàng năm lũ cũng đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn về cơ sở hạ tầng và cả về con người, đặc biệt là trẻ em. Mặt dù, lũ là một hiện tượng thường niên và người dân biết được điều này nhưng theo kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khả năng ứng phó của người dân nơi đây vẫn còn rất hạn chế và sinh kế nông hộ rất dễ bị tổn thương ? đa phần chiến lược sinh kế nông hộ phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên - do tự nhiên quyết định và nó ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tần suất xuất hiện lũ lớn ngày càng nhiều hơn và rất khó dự đoán trước. Vì vậy, gần đây nhiều chương trình và dự án đã được triển khai thực hiện với nội dung được xoay quanh hai giải pháp chính là cấu trúc (giải pháp xây dựng hạ tầng cơ sở) và không cấu trúc (nâng cao năng lực và khả năng ứng phó của người dân). Cũng theo kết quả nghiên cứu chỉ rằng những giải pháp toàn diện và dựa trên cộng đồng được đánh giá rất cao trong quá trình ứng phó và phục hồi sau lũ.
Từ khóa: Lũ, sinh kế, tổn thương, khả năng phục hồi và khả năng Ứng phó

Article Details

Tài liệu tham khảo

Đỗ Vũ Hùng và Phạm Văn Lê, 2000-2011. Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn 2000-2011 tỉnh An Giang. Ban chỉ huy PCLB tỉnh An Giang.

Dương Văn Nhã, 2004. Nghiên cứu về tác động của đập đến kinh tế - xã hội và môi trường ở khu vực đê bao tỉnh An Giang. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Huỳnh Văn Hiền, 2009. Vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ sống trong vùng lũ ở ĐBSCL. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn, Đại học Cần Thơ.

Koos Neefjes, 2003. Môi trường và sinh kế. Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia.

Lê Anh Tuấn, 2010. Đồng bằng Sông Cửu Long: từ “sống chung với lũ” đến “sống chung với biến đổi khí hậu”. Hội thảo Quốc tế về Giải pháp Thích nghi với Biến đổi Khí hậu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngày 24/6/2010, Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

Nguyễn Duy Cần và Nico Vromant, 2009. PRA – Đánh giá nông thôn với sự tham gia của người dân. NXB Nông nghiệp, 55 Trang.

Nguyễn Hiếu Trung et al., 2009. Khả năng thích ứng của người dân trong các vùng đê bao chống lũ Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo trong Dự án nghiên cứu “Assessment of adaptation capacity to floods in the Mekong Delta” với M-POWER, Thái Lan.

Võ Văn Tuấn et al., 2010. Rủi ro và tổn thương đến sinh kế cộng đồng do lũ ở ĐBSCL.