Quan Minh Nhựt * , Phạm Lê Đông Hậu Trần Thị Bạch Yến

* Tác giả liên hệ (qmnhut@ctu.edu.vn)

Abstract

The objective of this paper is to measure satisfied level of enterprises in the Mekong Delta about human resource quality which were trained by the universities. Conclusions from the findings are made more valuable with comparisons of the training quality between the required quality of the enterprises and the observed quality trained by the universities. The descriptive statistics and independent sample t-test have been applied to cross-sectional data obtained for the enterprises in the year 2011. The empirical results indicate that the training quality required are high through the assessed factors. Regarding the human resource quality trained by the universities, the enterprises seem to be satisfied. However, there are few surveyed factors to be somewhat not satisfied from the enterprises such as the ability of students in self-working, in team-working and negotiation ability as well.
Keywords: required quality, observed quality

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đo lường mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về chất lượng nguồn nhân lực đào tạo từ các trường đại học. Để các kết luận từ kết quả phân tích có giá trị, một sự so sánh cụ thể giữa chất lượng kỳ vọng bởi doanh nghiệp và chất lượng đào tạo thực tế qua khảo sát được thực hiện trong nghiên cứu. Phương pháp thống kê mô tả cùng với kiểm định sự khác biệt độc lập t-test được áp dụng với dữ liệu thu thập được từ các doanh nghiệp trong năm 2011. Kết quả phân tích chỉ ra rằng yêu cầu về chất lượng đào tạo của doanh nghiệp tương đối cao. Đối với chất lượng nguồn lực được đào tạo, các doanh nghiệp trong khu vực đánh giá tương đối cao và thỏa mãn về mức độ đáp ứng so với kỳ vọng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong khu vực phần nào đánh giá chưa cao lắm đối với một vài tiêu chí như khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm cũng như khả năng đàm phán của sinh viên.
Từ khóa: Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, yêu cầu về chất lượng, chất lượng đào tạo thực tế

Article Details

Tài liệu tham khảo

Báo cáo tổng kết năm học 2010-2011 & Phương hướng công tác năm học 2011-2012.

Đặng Danh Lợi (2011), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong sinh viên các trường đại học, cao đẳng vùng ĐBSCL”. Đại học ANND TP. Hồ Chí Minh.

Đào Duy Huân (2011), “Đào tạo đại học theo nhu cầu xã hội vùng ĐBSCL – Hiện trạng và giải pháp”. Đại học Tây Đô.

Hồ Viết Lương (2011), “Mô hình liên kết trình độ đại học đáp ứng nhu cầu xã hội”. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Lê Thị Thu Tuyết (2011), “Đào tạo nguồn nhân lực cao cấp phù hợp cho vùng ĐBSC”. Đại học Tài chính – Marketing TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Duy Gia (2011), “Nghiên cứu khoa học – Nền tảng quan trọng – Nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân kinh tế theo nhu cầu xã hội”. Học viện Hành chính quốc gia.

Nguyễn Đình Luận (2011), “Sử dụng kết quả đánh giá sự hài lòng của sinh viên hệ vừa làm vừa học để làm căn cứ cải tiến đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Đại học Sài Gòn.

Nguyễn Mỹ Thuận (2011), “Doanh nghiệp và nguồn nhân lực”. Hiệp hội doanh nghiệp TP. Cần Thơ.

Nguyễn Phú Tụ (2011), “Ngành quản trị kinh doanh đào tạo theo nhu cầu của xã hội vùng ĐBSCL”. Đại học Kỹ thuật công nghệ TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thanh Tuyền (2011), “Cần có cách nhìn đầy đủ về lợi thế và hạn chế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu xã hội ở vùng ĐBSCL”. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Giang (2011), “Tìm cách để đạo tạo đáp ứng nhu cầu xã hội ở trình độ cao đẳng, đại học”. Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long.

Nguyễn Văn Nam (2011), “Một số kinh nghiệm của trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp với việc nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân đáp ứng nhu cầu xã hội”. Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp.

Phạm Thế Tri (2011), “Nhìn lại quá trình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và cao đẳng ở vùng ĐBSCL thời gian qua – Định hướng phát triển đến năm 2020”. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Thái Ngọc Vũ (2011), “Khái quát hiện trạng nhân lực ĐBSCL và giải pháp đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội”. Đại học Tây Đô.

Trần Phước Đường (2011), “Trường Đại học Cần Thơ – Những chặng đường phát triển và đổi mới”. Đại học Cần Thơ.

Trần Thanh Mẫn (2011), “Định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng ĐBSCL”. UBND TP. Cần Thơ.

Trương Thị Hiền (2011), “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học vùng ĐBSCL đáp ứng xu thế hội nhập”. Trường Quản lý cán bộ TP. Hồ Chí Minh.

Vũ Xuân Tuấn (2011), “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học có chất lượng cao theo nhu cầu xã hội vùng ĐBSCL tầm nhìn đến năm 2010. Techcomban Cần Thơ.