Doan Thi Kieu Tien * , Huynh Van An and Nguyen Thi Thu Nga

* Corresponding author (dtktien@ctu.edu.vn)

Abstract

Actinomycetes 54 RM is promising actinobacterium for controlling many fungal plant diseases. Study on additives to protect and recovery Actinomycetes 54 RM cells in formulation during and after freeze - drying condition is necessary if this bacterium will be used for applying in large scale for controlling plant diseases. In the first study on protecting effect of additives, results showed that gelatin 5% and 10% and sucrose 5% gave good effect and therefore sucrose 5% was selected for further experiments. In the second study surveyed on  six different additives glucose (5% and 10%), mannitol (5% and 10%) and skim milk (10% and 20%)  for recovery effect of Actinomycetes 54 RM cells from the freeze-drying state to vegetative growth state, compared to the control without additive,; results showed that four additives skim milk (10% and 20%), glucose 10% and mannitol 10%  gave good effect in the recovery of Actinomycetes cells from freeze-drying state to vegetative growth state. Survey the survival of actinomycetes 54 RM cells in the formulation after freeze-drying during five months storage, with four treatments adding each additive such as skim milk 10% and 20%, glucose 10% or mannitol 10% after freeze-frying, and control without additives; results showed that skim milk 10% and 20% were good additives to help Actinomycetes 54 RM cells recovery after freeze-drying with higher density compared to the other treatments in all storage periods. Freeze-drying formulation of Actinomycetes 54 RM did not reduce significantly of living cells after 5 months storage in room temperature.
Keywords: Actinomycetes, freeze-frying formulation, additives

Tóm tắt

Xạ khuẩn 54 là dòng xạ khuẩn triển vọng trong phòng trừ nhiều bệnh do nấm gây hại trên cây trồng. Nghiên cứu các chất phụ gia giúp bảo vệ và cải thiện tế bào xạ khuẩn trong điều kiện đông khô là rất cần thiết cho việc ứng dụng xạ khuẩn trên diện tích rộng. Nghiên cứu đầu tiên về chất phụ gia bảo vệ tế bào xạ khuẩn 54 RM tồn tại trong điều kiện đông khô, kết quả đã ghi nhận gelatin 5% và 10%, sucrose 5% thể hiện hiệu quả bảo vệ tế bào xạ khuẩn 54 RM trong quá trình đông khô và sucrose 5% được chọn làm chất phụ gia bảo vệ tế bào xạ khuẩn trong quá trình đông khô cho các thí nghiệm tiếp theo. Nghiên cứu tiếp theo về chất phụ gia giúp tế bào xạ khuẩn 54 RM hồi phục từ tình trạng đông khô về tình trạng tăng trưởng, thí nghiệm khảo sát  sáu chất  phụ gia glucose (5% và 10%), mannitol (5% và 10%) và sữa ít béo (10% và 20%) và đối chứng không chất phụ gia. Kết quả các chất như sữa ít béo 10% và 20%, glucose 10% và mannitol 10% đều có hiệu quả phục hồi tế bào xạ khuẩn tốt hơn so với đối chứng. Thí nghiệm khảo sát thời gian tồn trữ của chế phẩm xạ khuẩn 54 RM dưới dạng bột đông khô. Thí nghiệm gồm nghiệm thức đối chứng và bốn nghiệm thức thêm chất bảo quản (sữa ít béo 10% và 20%, glucose 10% và mannitol 10%) với bốn lần lặp lại. Kết quả sữa ít béo 10% và 20% là chất phụ gia tốt, có khả năng phục hồi tế bào tốt so với các nghiệm thức còn lại. Chế phẩm xạ khuẩn 54 RM sau đông khô không giảm ý nghĩa về mật số sau 5 tháng tồn trữ ở nhiệt độ phòng.
Từ khóa: chế phẩm đông khô, Xạ khuẩn, chất phụ gia

Article Details

References

Hình 1: Mật số tế bào xạ khuẩn trên các nghiệm thức xử lý các chất phụ gia sau khi đông khô được khảo sát thời gian 90 ngày sau đông khô (hình được chụp ở cùng nồng độ pha loãng 10-6)

Gelatin 5% và 10%, sucrose 5% đều thể hiện hiệu quả bảo vệ tế bào xạ khuẩn 54 RM tốt trong quá trình đông khô.

Sữa ít béo 10% và 20%, glucose 10% và mannitol 10% được ghi nhận hiệu quả phục hồi tế bào xạ khuẩn 54 RM tốt sau quá trình đông khô.

Khảo sát thời gian tồn trữ của chế phẩm xạ khuẩn 54 RM với chất bảo vệ sucrose 5% và chất phụ gia sữa ít béo 10% và 20% dưới dạng bột đông khô, mật số chế phẩm xạ khuẩn 54 RM sau đông khô không giảm ý nghĩa trong 5 tháng tồn trữ ở nhiệt độ phòng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Coman, G and M., Radvan. 2009. preliminary studies regarding the behaviour of selected streptomyces strains as xylanases producers preserved by lyophilization. Scientific study & research, 4: 359 – 540.

Costa, E.,J. Usall, N. TexidO, N. Garcia, I. Vinas. 2000. Effect of protective agents, rehydration media and initial cell concentration on viability of Pantoea agglomerans strain CPA-2 subject to freeze-drying, Microbiology, 89: 793-800.

Đào Thị Lương, Phạm Văn Ty, Trịnh Thành Trung và Nguyễn Thị Anh Đào. 2002. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của xạ khuẩn kháng Pseudomonas solanacearum gây héo cây trồng. Trung tâm Công nghệ Sinh học – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đoàn Thị Kiều Tiên. 2012. Đánh giá khả năng gây hại của các dòng nấm Fusarium oxysporum gây bệnh héo rũ trên cây mè (Sesamum indicum L.) và bước đầu nghiên cứu hiệu quả phòng trừ bằng biện pháp hóa học và sinh học. Luận văn thạc sĩ ngành Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Thị Bích. 2011. Đánh giá khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum trong điều kiện phòng thí nghiệm. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ thực vật. Bộ môn Bảo vệ thực vật. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Kim Xuyến. 2011. Nghiên cứu môi trường nhân nuôi và tồn trữ vi khuẩn Pseudomnas aeruginosa 231-1, Luận văn Thạc sĩ Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Thu Nga và Nguyễn Thị Mai Thảo. 2013. Hiệu quả của xạ khuẩn trong phòng trừ bệnh chết cây con do nấm Rhizoctonia solani gây ra trên cây cải bắp. Hội thảo quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 12 tại trường Đại học Vinh 20-21/7/2013, 229-236.

Nguyễn Thị Thùy Linh. 2011. Phòng trị bệnh đốm lá vi khuẩn trên ớt (Xanthomonas campestric pv. vesicatoria) bằng xạ khuẩn trong điều kiện in vitro và nhà lưới. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ thực vật. Bộ môn Bảo vệ thực vật. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.

Tô Huỳnh Như. 2012. Đánh giá khả năng đối kháng và hiệu quả phòng trị của xạ khuẩn đối với nấm Colletotrichum sp. ST2 gây bệnh thán thư trên ớt. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Yan Min V., Da Quun T., Shi Min T. and Ding Z. 2000. The antagonism of 26 strains Streptomyces spp. against several vegetables pathogens, Hebaei Agric. University, 23: 65-68.