Phu Vinh Thai * , Tran Ngoc Hai , Truong Hoang Minh and Tran Hoang Tuan

* Corresponding author (phuvinhthai@gmail.com)

Abstract

This study was carried out through direct interview 65 tiger shrimp-rice (TSR) rotation farmers and 62 white leg shrimp-rice (WSR) rotation farmers in An Minh, An Bien, Vinh Thuan and U Minh Thuong, Kien Giang province from September to December 2014. The result showed that TSR farm area (1.66 ha/farm) larger than WSR farm area (1.37 ha/farm) but water level on the flatform was lower respectively 0.52 m and 0.57 m. Shrimp seed size of TSR was larger (PL16) than that in WSR (PL11.9) but stocking density and stocking time were lower (7.8 ind/m2 and 3.49 times) than that in WSR (13.4 ind/m2/cropand 3.74 times/crop). Pellet feeds were supplied for TSR (89.2% household) and WSR (95.5% household), FCRs were 0.45 and 0.67, respectively. First harvest in TSR system was longer (125 days) than in WSR (100 days), harvest sizes were 32.3 and 72.7 inds/kg, respectively. Survival rate and yield of TSR (13.1% and 320 kg/ha/crop) was lower than in WSR (33.0% and 632 kg/ha/crop). Investment cost in WSR was 51.3 VND million, higher 1.89 time compared to TSR and profit was 36.1 and 44.4 VND million/ha/crop, respectively (benefit/cost were 0.66 and 1.65 times). Economic lost household ratio in WSR (22.6%) was higher than in TSR (7.7%). In addition, effective factors on yield and profit of the two farming systems were analysed in this study.
Keywords: Finance, technique, white leg shrimp, tiger shrimp, rice-shrimp rotation, Kien Giang province

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 65 hộ nuôi tôm sú - lúa (TS-L) và 62 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng - lúa (TT-L) luân canh ở huyện An Minh, An Biên, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang từ tháng 9-12/2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích ruộng nuôi TS-L (1,66 ha/ruộng) lớn hơn TT-L (1,37 ha/ruộng), nhưng có mực nước trên trảng thấp hơn lần lượt là 0,52 m và 0,57 m. Kích cỡ giống thả nuôi ở mô hình TS-L (PL16) lớn hơn TT-L (PL11,9), nhưng mật độ và số lần thả giống thấp hơn (7,8 con/m2 và 3,49 lần) so với TT-L (13,4 con/m2/vụ và 3,74 lần/vụ). Các hộ nuôi có bổ sung thức ăn công nghiệp cho TS-L (89,2% số hộ) và TT-L (95,5% số hộ), với FCR lần lượt là: 0,45 và 0,67. Mô hình TS-L có thời gian thu hoạch lần đầu (125 ngày) dài hơn TT-L (100 ngày), tương ứng kích cỡ thu hoạch là 32,3 và 72,7 con/kg. Tỷ lệ sống và năng suất nuôi TS-L (13,1% và 320 kg/ha/vụ) thấp hơn TT-L (33,0% và 632 kg/ha/vụ). Chi phí đầu tư trong mô hình TT-L là 51,3 tr.đ/ha/vụ, cao gấp 1,89 lần so với TS-L và lợi nhuận tương ứng là 36,1 và 44,4 tr.đ/ha/vụ (tỷ suất lợi nhuận lần lượt là 0,66 và 1,65 lần). Mô hình TT-L có tỷ lệ hộ lỗ (22,6%) cao hơn so với TS-L (7,7%). Ngoài ra, các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của 2 mô hình cũng được phân tích trong nghiên cứu này.
Từ khóa: kỹ thuật, tài chính, tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm- lúa luân canh, tỉnh Kiên Giang

Article Details

References

Boyd, C.E., 2010. Water temperature in aquaculture. Global aquaculture advocate. Pp 28-30.

Bộ NN&PTNT, 2008. Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/01/2008 về việc phát triển nuôi TTCT tại Việt Nam.

Lê Cảnh Dũng, 2012. Tác động của trồng lúa đến nuôi tôm từ các chỉ số kinh tế trong hệ thống lúa – tôm vùng ven biển ĐBSCL. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. Số 22a: 69-77.

Nguyễn Công Thành, Nguyễn Văn Hảo, Lê Xuân Sinh và Đặng Thị Phượng, 2013. Phân tích những rủi ro và hạn chế của mô hình luân canh tôm – lúa đang áp dụng trên vùng Bán đảo Cà Mau. Tạp chí Nghề cá ĐBSCL, Viện NCNTTS II. Số 02/2013: trang 150-160.

Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nguyễn Duy Cần và Nguyễn Thanh Bình, 2010. Thực trạng và cơ sở lựa chọn hệ thống canh tác tôm ở vùng ảnh hưởng mặn ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Hội nghị lần thứ II phát triển tôm – lúa bền vững vùng ven biển ĐBSCL, ngày 32/07/2010.

Nguyễn Văn Thành, 2014. Giống tôm thẻ chân trắng – vài điều cần biết. http://www.vinhthinhbiostadt.com/vi/thong-tin-ky-thuat/giong-tom-the-chan-trang-vai-dieu-can-biet-22.html, truy cập ngày 08/3/2015.

Olivier M. Joffrea and Roel H. Bosma, 2009. Typology of shrimp farming in Bac Lieu Province, Mekong Delta, using multivariate statistics. Agriculture, Ecosystems and Environment 132 (2009) 153–159.

Sở NN&PTNT Kiên Giang, 2014. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản 5 năm giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn 2016-2020.

Sở NN&PTNT Kiên Giang, 2015. Báo cáo tổng kết năm 2014 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2015.

Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009. Nguyên lý và kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon). NXB Nông nghiệp. Hà Nội. 203 trang.

Tran Thanh Be, Helena Clayton and Donna Brennan, 2003. Socioeconomic characteristics of rice–shrimp farms in the study region. In: Nigel Preston and Helena Clayton (Edited). Rice–shrimp farming in the Mekong Delta: biophysical and socioeconomic issues. ACIAR Technical Reports No. 52e, 15 – 26.

Tran Thi Tuyet Hoa, Truong Hoang Minh and Ta Van Phuong, 2003. Preliminary observations of the effects of water exchange on water quality, sedimentation rates and the growth and yields of Penaeus monodon in the rice–shrimp culture system. In: Nigel Preston and Helena Clayton (Edited). Rice–shrimp farming in the Mekong Delta: biophysical and socioeconomic issues. ACIAR Technical Reports No. 52e, 35 – 38.

Trung tâm KNKN Kiên Giang, 2008. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú – lúa luân canh tại Kiên Giang. 60 trang.

Trung tâm KNKN Kiên Giang, 2014. Báo cáo kết quả mô hình thí điểm nuôi TTCT trong ruộng lúa thuộc Chương trình phát triển mô hình thủy sản mặn, lợ ven biển năm 2014.

Trung tâm KNKN tỉnh Kiên Giang, 2014. Báo cáo tình hình nuôi TTCT trong ruộng lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Trương Hoàng Minh, Trần Trọng Tân và Nguyễn Thái Bình, 2014. Thực trạng kỹ thuật, hiệu quả tài chính và ý kiến của người dân về các chính sách đối với mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon)-lúa luân canh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Bộ NN&PTNT. Kỳ 1-tháng 5/2014: trang 59-66.

Trương Hoàng Minh, Trần Trọng Tân và Trần Hoàng Tuân, 2013. So sánh hiệu quả sản xuất của hai mô hình tôm sú – lúa luân canh truyền thống và cải tiến ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. Số 28:143-150.

Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2006. Bài giảng Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi thủy sản. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 201 trang.

UBND tỉnh Kiên Giang, 2014. Quyết định 1105/QĐ-UBND ngày 23/5/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang về Phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Kiên Giang đến năm 2020.