Van Pham Dang Tri * , Nguyen Thanh Nhan and Nguyen Tan Dat

* Corresponding author (vpdtri@ctu.edu.vn)

Abstract

Effects of radiation have increasingly received social consideration due to immediate and long-term impacts on human health and surrounding environment. The radiation is composed of natural and artificial radiation (85% and 15%, respectively); in particular, artificial radiation derived from the medical occupies of about 14%. This study was done with a case study of the Ninh Kieu district, Can Tho city to provide a benchmark of current status of radiation for professional staffs and policy-makers to be able to release appropriate management policies. This study used special radiation-measuring equiment to measure the available radiation dose  according to a grid square of 500 x 500 m. Spatial interpolation of the radiation was done with the application of the Kriging approach. The exposure dose of medical radiation installation was measured when radiation-device was operated. In addition, radiation-safety implementation was also analysed and possible solutions were proposed in order to improve the safety issues. In general, the radiation background of Ninh Kieu ranged from 0.10 to 0.30 µSv/h. The exposure dose released to the external environment when x-rays screening was operated was within the acceptable limitation according TCVN 6561: 1999. About 94% of medical radiation installations fell in the safety regulations according to the Circular No.13/2014/TTLT-BKHCN-BYT.
Keywords: Radiation, radiation background, radiation safety, spatial interpolation

Tóm tắt

Tác động của bức xạ ngày càng được xã hội quan tâm do những ảnh hưởng tức thời và lâu dài lên sức khỏe con người và môi trường. Bức xạ gồm có bức xạ tự nhiên và nhân tạo (85% và 15%, tương ứng); trong đó, bức xạ nhân tạo có nguồn gốc từ y tế là 14%. Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ nhằm cung cấp dữ liệu hiện trạng bức xạ để nhà quản lý đưa ra chính sách quản lý thích hợp. Nghiên cứu này sử dụng thiết bị đo suất liều bức xạ môi trường theo lưới đo được thiết lập trước với khoảng cách 500 x 500 m. Phương pháp nội suy Kriging được sử dụng để nội suy giá trị bức xạ theo không gian. Suất liều tại các cơ sở y tế được đo khi thiết bị bức xạ hoạt động. Ngoài ra, các thông tin về thực hiện an toàn bức xạ tại cơ sở y tế được thu thập để đánh giá và đưa ra giải pháp cải thiện an toàn bức xạ tại cơ sở. Nhìn chung, bức xạ nền tự nhiên của quận Ninh Kiều có giá trị từ 0,10 đến 0,30 µSv/h. Liều chiếu xạ khi chụp X-quang thoát ra môi trường nằm trong giới hạn an toàn theo TCVN 6561:1999. Khoảng 94% cơ sở y tế vi phạm về thực hiện quy định an toàn bức xạ theo quy định tại Thông tư 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT.
Từ khóa: Bức xạ, Bức xạ nền, An toàn bức xạ, Nội suy không gian

Article Details

References

Bộ Khoa học Công nghệ, 2012a. Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.

Bộ Khoa học Công nghệ, 2012b. Thông tư số 24/2012/TT-BKHCN ngày 04/12/2012 hướng dẫn lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp cơ sở và cấp tỉnh.

Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế, 2014. Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09/6/2014 quy định về đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế.

Cục Thống kê Tp.Cần Thơ, 2014. Niên giám thống kê Tp.Cần Thơ 2013.

IAEA, 2008. Naturally occurring radioactivi material, norm V.

ICRP, 2000. Protection of public in situations of prolonged radiation exposure; ICRP Pub 82. Oxford. Ann. ICRP.

Nguyễn Hiếu Trung và Trương Ngọc Phương, 2011. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Trung Kiên, 2013. Xây dựng cơ sở dữ liệu về phông phóng xạ tại huyện Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu của tỉnh Đồng Nai và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường. Báo cáo tổng kết Đề tài cấp tỉnh. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai.

Noz, M. E., Maguire, G. Q., & Erwin, W. D. (2008). Radiation Protection in the Health Sciences. Journal of Nuclear Medicine , 49 (3 ), 509. doi:10.2967/jnumed.107.048264

Oke, A. O., & Ogedengbe, K. (2013). Mapping of river water quality using inverse Ogun-Osun river basin, Nigeria. Landscape and Environment, 7(2), 48–62.

Phan Thị San Hà và Lê Minh Sơn, 2007. Ứng dụng phương pháp nội suy Kriging khảo sát sự phân bố của tầng đất yếu tuổi Holocene, khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển KH&CN Sở Khoa học và Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, tập 10, số 2-2007.

Quốc hội, 2008. Luật năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12.

Sở Khoa học và Công nghệ Tp.Cần Thơ, 2013. Báo cáo Công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ trên địa bàn Tp.Cần Thơ.

Stein, Michael L., 1999. Interpolation of Spatial Data: Some Theory for Kriging. Springer.

Trần Vĩnh Phước, 2001. GIS một số vấn đề chọn lọc, Nhà xuất bản Giáo dục.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, 1999. TCVN: 6561-1999 An toàn bức xạ ion hóa tại các cơ sở X quang y tế.

UNSCEAR, 2008. Sourses and effects of ionizing radiation. Vol. I, An.B, pp. 229-332.