Vũ Văn Long * , Nguyễn Văn Quí , Châu Minh Khôi Nguyễn Minh Đông

* Tác giả liên hệ (longgdtxthanhmien@gmail.com)

Abstract

Increased application of phosphorus (P) fertilizer for rice fields in the Mekong Delta region in line with increasing cropping intensity has been speeding soil P accumulation over the years. This study was carried out to determine the changes of soil P-fixing capacity, P availability and the contents of P in rice straw and grain as well as rice yield when the soil was applied with P fertilizer at different rates. The field experiment was carried out continuously for 7 crops in the triple rice cropping area of Hoa Binh district, Bac Lieu province. Experiment was designed in completely randomized blocks, consisting of four treatments: no P fertilization; 20 kg P2O5 per ha, 40 kg P2O5 per ha and farmer’s practice of 60 kg P2O5 per ha. The soil samples were collected in the 7th crop to evaluate the changes of soil P availability and soil P-fixing capacity. The contents of P in rice straw and grain were also analyzed. At the harvest, rice yield components and yields were recorded. The results showed that the soil at the experimental site had a high P-fixing capacity and there was an evidence of P accumulation. The contents of available P and P in rice straw were significantly low in the treatment receiving no P fertilizer during seven consecutive crops
(P < 0,05).  Applying P fertilizer at reduced rates of 20 and 40 kg P2O5/ha over the course of 7 crops did not significantly affect soil P availability, the contents of P in rice straw and grain and rice yield as compared with applying fertilizer P at 60 kg P2O5/ha.
Keywords: Reduced phosphorus fertilization, P-fixing capacity, P availability, rice yield

Tóm tắt

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân thường cung cấp phân lân (P) cho đất trồng lúa vượt quá lượng P lấy đi từ đất. Qua nhiều năm, lượng P cung cấp thừa có thể đưa đến sự tích lũy P cao, đặc biệt trong đất trồng lúa 3 vụ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá sự thay đổi về khả năng cố định P của đất, lượng P dễ tiêu trong đất, hàm lượng P hấp thu trong rơm, hạt và năng suất lúa khi áp dụng bón giảm lượng phân P. Thí nghiệm được thực hiện qua 7 vụ liên tục trên đất trồng lúa 3 vụ ở huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lặp lại. Các nghiệm thức bao gồm (1) không bón phân P, (2) bón 20 kg P2O5/ha, (3) bón 40 kg P2O5/ha, (4) bón 60 kg P2O5/ha. Mẫu đất được lấy vào vụ thứ 7 (vụ Đông Xuân 2013-2014) để đánh giá sự thay đổi về hàm lượng P dễ tiêu và khả năng hấp phụ P tối đa của đất. Hàm lượng P trong mẫu hạt và rơm cũng được phân tích, đồng thời ghi nhận các chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất lúa. Kết quả nghiên cứu ghi nhận đất tại địa điểm nghiên cứu có khả năng hấp phụ P cao và có sự tích lũy P trong đất. Hàm lượng P dễ tiêu trong đất và hàm lượng P hấp thu trong rơm ở nghiệm thức không bón phân P qua 7 vụ liên tiếp (p < 0,05) mặc dù thấp khác biệt so với các nghiệm thức bón phân P, tuy nhiên hàm lượng P dễ tiêu trong đất vẫn ở ngưỡng đủ và năng suất lúa vẫn được duy trì. Bón giảm lượng phân P ở mức 20 và 40 kg P2O5/ha qua 7 vụ đã không ảnh hưởng đến hàm lượng P dễ tiêu trong đất, P hấp thu trong rơm, hạt và năng suất lúa so với mức bón 60 kg P2O5/ha.
Từ khóa: bón giảm lân, hấp phụ lân, lân dễ tiêu, năng suất lúa

Article Details

Tài liệu tham khảo

Cottenie, A. 1980. Soil and Plant testing as a basis of fertilizer recommendations: FAO Soils Bulletin 38/2, Rome. pp. 18-20.

Dobermann, A., Cassman, K.G., Cruz, P.C.S., Adviento, M.A.A., & Pampolino, M.F. 1996. Fertilizer inputs, nutrient balance and soil nutrient supplying power in intensive, irrigated rice system. III. Phosphorus. Nutrient Cycling in Agroecosystems, 46 (2), pp. 111-125.

FAO. 2014. World reference base for soil resources 2014. International soil classification system for naming soils and creating legends for soil maps. World soil resources reports no. 106. FAO, Rome.

Houba, V.J.G., Van der Lee, J.J., Novozamsky, I., & Walinga, I. 1989. Soil and plant analysis-a series of syllabi. Part 5: Soil analysis procedures.

Li, J., Eneji, A.E., Duan, L., Inanaga, S., & Li, Z. 2005. Saving irrigation water for winter wheat with phosphorus application in the north china plain. Journal of Plant nutrition, 28 (11), pp. 2001-2010.

Mason, S., Hamon, R., Zhang, H., & Anderson, J. 2008. Investigating chemical constraints to the measurement of phosphorus in soils using diffusive gradients in thin films (DGT) and resin methods. Talanta, 74 (4), pp. 779-787.

Mason, S.D., McNeill, A., McLaughlin, M.J., & Zhang, H. 2010. Prediction of wheat response to an application of phosphorus under field conditions using diffusive gradients in thin-films (DGT) and extraction methods. Plant and Soil, 337 (1-2), pp. 243-258.

Olsen, S.R., Sommers, L.E., & Page, A.L. 1982. Methods of soil analysis. Part 2: Chemical and Microbiological properties.

Phạm Phước Nhẫn, Cù Ngọc Quí, Trần Phú Hữu, Lê Văn Hòa, Ben McDonald, & Tô Phúc Tường. 2013. Ảnh hưởng của kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ, phương thức gieo trồng, giảm phân lân lên sinh trưởng và năng suất lúa OM5451 vụ Đông Xuân 2011-2012. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 28b, Tr. 103-111.

Phạm Thị Mỹ Hạnh. 2014. Ảnh hưởng của kỹ thuật tưới khô-ngập luân phiên và bón giảm lượng phân lân đến lân dễ tiêu trong đất và năng suất lúa vụ Đông Xuân tại huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học đất. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.

Phạm Thị Phương Thúy, Dương Thị Bích Huyền & Nguyễn Mỹ Hoa. 2012. Khả năng hấp phụ lân trên đất trồng rau màu chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 22a, Tr. 222-232.

Phạm Thị Phương Thúy, Nguyễn Thúy Quyên & Nguyễn Mỹ Hoa. 2011. Sự đáp ứng của cây bắp rau (Zea mays L.) đối với phân lân trong điều kiện nhà lưới trên mẫu đất chuyên canh rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 19a, Tr. 135-142.

Shen, J., Li, R., Zhang, F., Fan, J., Tang, C., & Rengel, Z. 2004. Crop yields, soil fertility and phosphorus fractions in response to long-term fertilization under the rice monoculture system on a calcareous soil. Field Crops Research, 86 (2), pp. 225-238.

Tanwar, S.P.S., & Shaktawat, M.S. 2003. Influence of phosphorus sources, levels and solubilizers on yield, quality and nutrient uptake of soybean (glycine max)-wheat (triticum aestivum) cropping system in southern rajasthan. Indian Journal of Agricultural Science, 73 (1), pp. 3-7.

Võ Thị Gương, Nguyễn Mỹ Hoa, Singh, U và Võ Tòng Xuân. 2004. Hiệu quả sử dụng phân N, P và lưu tồn phân lân trên năng suất lúa vùng đất phèn nặng tại Cần Thơ. Trong: Các trở ngại của đất trong sản xuất Nông nghiệp. NXB Trường Đại học Cần Thơ. Tr. 122-127.

Walinga, I., van Vark, W., Houba, V.J.G., & Van der Lee, J.J. 1989. Soil and plant analysis. Chapter 7: Plant analysis producers. pp. 118-138.