Cao Mỹ Khanh * Nguyễn Đức Toàn

* Tác giả liên hệ (cmkhanh@ctu.edu.vn)

Abstract

Over more than 300 years of development, the Mekong Delta maintains a thickness of traditional cultural values of ethnic groups such as Kinh, Cham, Chinese, Khmer with nuances, characteristics delta's unique. The cultural heritage in the MeKong Delta has not only educated human personality but also  promoted the roles, potentials and strengths in tourism activities. The tangible cultural heritage and especially intangible cultural heritage such as type of performing arts, customs, traditions, religious beliefs, cuisine, festivals, craft villages and so on are the core elements making up the appeal and uniqueness to attract domestic and foreign tourists to the Mekong Delta. In this article, we will focus on analyzing a number of intangible cultural heritages in the MeKong Delta and propose some approaches to exploit more effectively in tourism activities, contribute to preservating and promoting intangible cultural values of the region.
Keywords: Cultural heritage, Intangible cultural heritage, Tourism resources, MeKong Delta

Tóm tắt

Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện đang lưu giữ một bề dày giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer với những sắc thái riêng, đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước. Các di sản văn hóa (DSVH) ở ĐBSCL không chỉ có giá trị trong việc giáo dục tri thức, hình thành nhân cách con người mà còn đã và đang phát huy vai trò, tiềm năng, thế mạnh của mình trong hoạt động du lịch. Những DSVH, đặc biệt là DSVH phi vật thể như các loại hình trình diễn nghệ thuật, phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, ẩm thực, lễ hội, làng nghề... đều là những yếu tố cốt lõi tạo nên sự hấp dẫn và độc đáo để thu hút du khách trong và ngoài nước đến với ĐBSCL. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích một số DSVH phi vật thể nổi bật ở ĐBSCL và đề xuất những phương hướng nhằm khai thác có hiệu quả trong hoạt động du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể truyền thống của địa phương.
Từ khóa: Di sản văn hóa, Di sản văn hóa phi vật thể, Tài nguyên du lịch, Đồng bằng sông Cửu Long

Article Details

Tài liệu tham khảo

Ái Lam. Chợ nổi Cái Răng phát triển theo định hướng sinh hoạt văn hóa gắn với du lịch. http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=2041&id=155802, truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2015.

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi và bổ sung 2013). Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

Nguyễn Thị Kim Liên, 2014. Khai thác giá trị văn hóa phi vật thể để phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Phát triển nguồn lực du lịch tiểu vùng sông Mê Kông”. Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. Thành phố Hồ Chí Minh, 347-354.

Nguyễn Xuân Hồng, 2009. Phác hoạ về lễ hội dân gian/truyền thống của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Di sản Văn hóa số 2 (27), 61-63.

Ngô Đức Thịnh, 2010. Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ. Thành phố Hồ Chí Minh, 435 trang.

Trần Văn Linh. Khách du lịch quốc tế đến Đồng bằng sông Cửu Long tăng hơn 14%. http://www.vietnamtourism.com/index.php/news/items/14324, truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2015.

Tổng cục Du lịch, 2011. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch. Hà Nội.

Tổng cục Du lịch, 2010. Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch. Hà Nội.

Tổng cục Du lịch, 2015. Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hà Nội.