Lê Vĩnh Thúc * Nguyễn Bảo Vệ

* Tác giả liên hệ (lvthuc@ctu.edu.vn)

Abstract

The experiment was carried out in a Randomized Complete Block Design with four replications, consisting of seven treatments: 80 kg/ha N + 170 kg/ha P2O5 + 210 kg/ha K2O (control-chemical fertilizers), 4 and 6 tons/ha of organic manure and the combinations of organic manures with 100% and 50% dosage of control treatment; planting density was 20 x 15 cm. The results showed that plant growth and yield of soybeans in 4 ton/ha of organic manure and 50% of control treatment were at par with the control treatment. The physical and chemical characteristics of soil in organic manure treatment were improved in comparison with before planting.
Keywords: Groundnut MD7, organic manure, chemical fertilizer, yield

Tóm tắt

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại, gồm 7 nghiệm thức tương ứng với các tổ hợp phân khác nhau: Bón 80 kg/ha N + 170 kg/ha P2O5 + 210 kg/ha K2O (đối chứng-phân hóa học); bón 4, 6 tấn/ha phân hữu cơ và bón kết hợp phân hữu cơ với 100 % và 50 % lượng phân hoá học dùng làm đối chứng. Mật độ trồng khoảng cách là 20 x 15 cm. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi bón kết hợp 4 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh và 50 % lượng phân hoá học đối chứng thì cây sinh trưởng và cho năng suất không có khác biệt so với đối chứng. Ở các nghiệm thức có sử dụng phân hữu cơ vi sinh, tính chất hoá học cũng như độ phì của đất có cải thiện hơn so với đối chứng và so với trước khi trồng.
Từ khóa: Đậu phộng MD7, Phân hữu cơ, Phân hóa học, Năng suất

Article Details

Tài liệu tham khảo

Hình 6: Tổng số trái/cây và năng suất (tấn/ha) của đậu phộng trên các nghiệm thức bón phân khác nhau

Ghi chú: NT: nghiệm thức; 1: Đối chứng (bón 80N + 170P2O5 + 210K2O); 2: bón 4 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh; 3: bón 6 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh; 4: bón kết hợp 4 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh và 40N + 85P2O5 + 105K2O; 5: bón kết hợp 6 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh và 40N + 85 P2O5 + 105K; 6: bón kết hợp 4 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh và 80N + 170 P2O5 + 210 K2O; và 7: bón kết hợp 6 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh và 80N + 170 P2O5 + 210 K2O

Kết quả ghi nhân được ở Hình 6 cho thấy năng suất của các nghiệm thức biến thiên từ 1,72 tấn/ha ở nghiệm thức chỉ bón 4 tấn PHC/ha (NT2) đến 2,31 tấn/ha ở nghiêm thức 7. Các nghiệm thức chỉ bón PHC có năng suất thấp nhất và có khác biệt ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Từ kết quả ở thí nghiệm này cho thấy có thể thay thế lượng PVC từ 80N + 170P2O5 + 210K2O ở nghiệm thức 1 bằng 4 PHC/ha như ở nghiệm thức và phân nữa phân vô cơ của NT1, năng suất đạt được vẫn không thay đổi. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Boateng et al. (2006) trên cây bắp khi bón lượng phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ có thể giảm được một nữa lượng phân vô cơ bón.

Do có bón 0,8 tấn vôi/ha ở các nghiệm thức trong giai đoạn bón lót nên trị số pH ở các nghiệm thức đều cao hơn trị số pH của đất trước khi gieo ở mức ý nghĩa 1% (ngoại trừ NT1). Các nghiệm thức có sử dụng phân hữu cơ có trị số pH biến thiên trong khoảng 6,6 đến 7,0 và cao hơn nghiệm thức đối chứng có trị số pH là 6,2 (Bảng 3). Điều này phù hợp với nhận định của Võ Thị Gương và Đỗ Thị Thanh Ren (2002) là phân hữu cơ có tác dụng đệm, có khả năng tạo thành phức chất với sắt, nhôm nên giúp nâng cao pH đất. Nhìn chung, trị số pH ở các nghiệm thức tương đối phù hợp cho sự phát triển của đậu phộng (Trần Thị Kim Ba, 1999).

Độ dẫn điện EC ở Bảng 6 biến thiên từ 28 µs/cm ở mẫu đất trước khi trồng đến 87,33 µs/cm ở nghiệm thức 7 và có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Độ dẫn điện EC là một chỉ tiêu quan trọng về độ phì nhiêu của đất, phản ánh khả năng chứa đựng và điều hoà dinh dưỡng có liên quan đến phương pháp bón phân hợp lý. Các nghiệm thức có bón phân hữu cơ có độ dẫn điện EC cao hơn so với nghiệm thức đối chứng và trị số EC ở mẫu đất trước khi trồng. Bên cạnh đó, nghiệm thức đối chứng (NT1) có độ dẫn điện EC là 29,33 µs/cm lại không khác biệt có ý nghĩa so với trị số EC của mẫu đất trước khi trồng. Theo đánh giá của Nguyễn Tử Siêm và ctv. (2000) thì độ dẫn điện EC của mẫu đất ở mức thấp.

Đạm (N) là nguyên tố dinh dưỡng quyết định năng suất cây trồng, N trong từng loại đất phụ thuộc vào hàm lượng hữu cơ trong đất, đất giàu mùn thì có nhiều N (Nguyễn Tử Siêm và ctv., 2000). Từ số liệu phân tích ở Bảng 3 cho thấy các nghiệm thức có bón phân hữu cơ có N tổng số biến thiên từ 0,01% ở nghiệm thức 2 đến 0,036% ở nghiệm thức 6, cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (NT1) có N tổng số là 0,013 (trừ nghiệm thức 2). Theo đánh giá của Nguyễn Tử Siêm và ctv. (2000) thì các nghiệm thức N tổng số ở mức rất nghèo (<0,08%). Qua phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức.

Bảng 3: Một số tính chất hoá học của đất ở các nghiệm thức bón khác nhau trên giống đậu phộng MD7

Ghi chú: Các số trong cùng một cột có cùng chữ theo sau thì không khác biệt qua phân tích thống kê. ns: không khác biệt; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. NT: nghiệm thức; 1: Đối chứng (bón 80N + 170P2O5 + 210K2O); 2: bón 4 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh; 3: bón 6 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh; 4: bón kết hợp 4 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh và 40N + 85P2O5 + 105K2O; 5: bón kết hợp 6 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh và 40N + 85 P2O5 + 105K2O; 6: bón kết hợp 4 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh và 80N + 170 P2O5 + 210 K2O; và 7: bón kết hợp 6 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh và 80N + 170 P2O5 + 210 K2O

Đối với đất, lân (P) là một chỉ tiêu của độ phì nhiêu đất, đất giàu P mới có độ màu mỡ cao và ngược lại đất có độ màu mỡ cao đều giàu P (Nguyễn Tử Siêm và ctv., 2000). Từ số liệu phân tích ở Bảng 3 cho thấy P tổng số trên mẫu đất trước khi thí nghiệm và các nghiệm thức sau thí nghiệm biến thiên từ 0,027% đến 0,047% và có sự khác biệt qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 1%. Các nghiệm thức có bón phân hữu cơ có P tổng số cao hơn so với mẫu đất trước khi thí nghiệm và nghiệm thức đối chứng (trừ nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3). Theo đánh giá của Nguyễn Tử Siêm và ctv. (2000) thì các nghiệm thức có P tổng số ở mức nghèo (<0,06%).

Từ số liệu phân tích ở Bảng 3 cho thấy K trao đổi trên mẫu đất trước khi thí nghiệm và các nghiệm thức sau thí nghiệm biến thiên từ 0,055 (meq/100g đất) ở mẫu đất trước khi thí nghiệm đến 0,267 (meq/100g đất) ở nghiệm thức 6, có sự khác biệt qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả nghiên cứu này tương tự như kết quả nghiên cứu trên cây đay của Basri et al. (2013). Theo kết quả nghiên cứu của Monicah et al. (2007) thì lượng K trao đổi tăng lên rất nhiều sau vụ bắp khi đất được bón phân hữu cơ. Theo đánh giá của Nguyễn Tử Siêm và ctv. (2000) thì các nghiệm thức có K trao đổi ở mức độ nghèo (<0,3 meq/100g đất). Đất cát là đất rất nghèo kali và kali cũng rất dễ bị rửa trôi theo nước. Do đó, cần phải bón thêm phân kali để cho cây phát triển tốt.

Từ kết quả phân tích ở Bảng 3 cho thấy, Ca trao đổi ở các nghiệm thức thí nghiệm biến thiên từ 1,354 meq/100 g đất ở mẫu đất trước khi thí nghiệm đến 2,288 meq/100 g đất ở nghiệm thức 7. Qua phân tích có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 1%. Lượng Ca trao đổi tăng có lẽ do trong quá trình canh tác được bón 800 kg vôi/ha. Bên cạnh đó, lượng phân hữu cơ cũng giúp làm cho lượng Ca trao đổi tăng lên. Theo nghiên cứu của Monicah et al. (2007) trên cây bắp thì bón phân hữu cơ làm tăng lượng Ca trao đổi. Theo đánh giá của Nguyễn Tử Siêm và ctv. (2000) thì các nghiệm thức có Ca trao đổi ở mức rất nghèo (<2 meq/100g đất), ngoại trừ nghiệm thức 7 có hàm lượng Ca trao đổi là 2,29 meq/100g đất được xếp ở mức độ nghèo (2-5 meq/100g đất).

Kết quả phân tích đất trình bày ở Bảng 3 cho thấy phần trăm chất hữu cơ trong đất của các nghiệm thức có bón phân hữu cơ cao và có khác biệt ý nghĩa thống kê so với trước khi trồng. Ở nghiệm thức chỉ bón phân hóa học (nghiệm thức 1) thì hàm lượng chất hữu cơ không khác biệt so với trước khi trồng. Theo đánh giá của Nguyễn Tử Siêm và ctv. (2000) thì các nghiệm thức có phần trăm chất hữu cơ ở mức rất nghèo (<1%). Nhiều nhà nghiên cứu đều xác nhận chất hữu cơ trong đất là một nguồn dinh dưỡng có tương quan chặt chẽ với độ phì nhiêu của đất, nhất là trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm của nước ta (Nguyễn Tử Siêm và ctv., 2000).

Việc giảm một nữa lượng phân vô cơ bón cho đậu phộng xuống còn 40 kg/ha N + 85kg/ha P2O5 + 105 kg/ha K2O và kết hợp với 4 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh cho năng suất tương đương với khi bón phân vô cơ đầy đủ không bón thêm phân hữu cơ. Ở các nghiệm thức có sử dụng phân hữu cơ vi sinh, tính chất hoá học cũng như độ phì của đất có cải thiện hơn so với đối chứng và so với trước khi trồng. Đề nghị sử dụng công thức kết hợp giữa 4 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh và 40 kg/ha N + 85 kg/ha P2O5 + 105 kg/ha K2O khi canh tác đậu phộng trên đất cát.

Tài liệu tham khảo

Basri M.H.A., A. Abdu, S. Jusop, O.H. Ahmed, H. Abdul-Hamid, M.A. Kusno, B. Zainal, A.L. Senin and N. Junejo (2013). Effects of mixed organic and inorganic fertilizers application on soil properties and the growth of kenaf (Hibiscus cannabinus L.) cultivated on bris soils. American Journal of Applied Sciences 10 (12): 1586-1597.

Bi G. and W.B. Evans. 2010. Effects of Organic and Inorganic Fertilizers on Marigold Growth and Flowering. HortScience September 45(9): 1373-1377.

Boateng S.A., J. Zickermann and M. Kornahrens (2006). Poultry manure effect on growth and yield of maize. West Africa Journal of Applied Ecology (WAJAE) 9: 12-18.

El-Kramany M.F., A. Bahr Amany, F. Manal, Mohamed and M.O. Kabesh. 2007. Utilization of bio-Fertilizers in field crops production.16-groundnut yield, its components and seeds content as affected by partial replacement of chemical fertilizers by bio organic fertilizers. Journal of Applied Sciences Research, 3(1): 25-29.

Irmak S., A.N. Cil and A. Cil. 2011. The Effects of Microbial Fertilizer Applications on Yield and Some Yield Elements of Peanut in Çukurova Region in Turkey. RJPBCS Volume 2 Issue 1. 880-888.

Lin X.J., F Wang , H.S. Cai , R.B. Lin , C.M. He , Q.H. Li and Y. Li. 2010. Effects of different organic fertilizers on soil microbial biomass and peanut yield. 19th World Congress of Soil Science, Soil Solutions for a Changing World. 1 – 6 August 2010, Brisbane, Australia. Published on DVD.

Monicah M.M., D. Mugendi, K. James, J. Mugwe and A. Bationo (2007). Effects of organic and mineral fertilizer inputs on maize yield and soil chemical properties in a maize cropping system in Meru South District, Kenya. Agroforest Syst 69:189–197.

Nguyễn Bảo Vệ. 2011. Cây đậu phộng. Trong giáo trình cây công nghiệp ngắn ngày (Nguyễn Bảo Vệ, chủ biên). Trường Đại học Cần Thơ. 106-179.

Nguyễn Tử Siêm, Trần Khải, Lê Văn Tiềm. 2000. Hoá Học Đất. Trong: Đất Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

Radwan S.M.A. and N. M. Awad. 2002. Effect of soil amendment with various organic wastes with multi-biofertilizer on yield of peanut plants in sandy soil. Journal of Agricultural Sciences of Mansoura Univ. 27(5): 3129-3138.

Savci S. 2012. An Agricultural Pollutant: Chemical Fertilizer. International Journal of Environmental Science and Development 3(1): 77-80.

Sujanya S. and S. Chandra. 2011. Effect of part replacement of chemical fertilizers with organic and bio-organic agents in ground nut, Arachis hypogea. J. Algal Biomass Utln., 2(4): 38-41.

Sun R., B. Zhao and L. Zhu (2003) Effect of long-term fertilization on soil enzyme activities and its role in adjusting-controlling soil fertility. Plant Nutrition and Fertilizer Sci. 9:406-410.

Trần Tú Thuỷ, Vũ Thuý Nga, Phạm Văn Toản, Nguyễn Ngọc Quyên, Lê Văn Nhương, Nguyễn Lan Hương. 2004. Sử dụng vi sinh vật cố định nitơ, phân giải lân để sản xuất phân hữu cơ- vi sinh từ phân mùn, rác và đánh giá hiệu quả trên cây trồng. Tạp chí khoa học Đại học Huế. Số 12.

Trần Văn Lài. 1991. Yếu tố sinh học hạn chế sản xuất lạc ở Việt Nam. Trong: Tiến bộ kỹ thuật về trồng lạc và đậu đỗ ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Võ Quốc Khánh. 2004. Xác định lượng than bùn lên men vi sinh để bón thay phân chuồng đối với cây đậu phộng. Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2004. Đại học Nông Lâm Tp. HCM.

Võ Thị Gương, Dương Minh, Nguyễn Hoàng Cung. 2011. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong cải thiện đặc tính hóa lý đất và bệnh hại trên vườn trồng sầu riêng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 17a: 146-154.

Vũ Công Hậu, Ngô Thế Dân, Trần Thị Dung. 1995. Cây lạc (Đậu phộng). Tài liệu phiên dịch. Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.