Bùi Thị Trúc Linh * , Lê Việt Dũng , Lê Văn Khoa Võ Quang Minh

* Tác giả liên hệ (bttlinh08@gmail.com)

Abstract

Research was conducted to evaluate the effect of steel slag fertilizer on change of some chemical soil properties and improvement of rice yields on Hoa An and Binh Son acid sulfate soils. The experiment was a completely randomized design on Hoa An soil with 4 treatments including the control, 3,0 tons/ha, 6,0 tons/ha steel slag fertilizer and 3,0 tons/ha lime; while on Binh Son soil with 6 treatments including the control, 1,5 tons/ha, 3,0 tons/ha, 6,0 tons/ha, 9,0 tons/ha steel slag fertilizer and 1,5 tons/ha lime. Results showed that in Hoa An soil, the concentration of Ca2+ and soil pH increased, rice plants grew well and rice yield increased as compared to the control treatment. Lime was shown more effective than the steel slag fertilizer. Mixing of steel slag fertilizer into the soil of Hoa An gave higher number of shoots/hill, grains/panicle, percentage of filled grains and rice yield was significantly higher than those of surface application. In Binh Son soil, the use of steel slag fertilizer showed the improvement of soil chemical properties, e.g. increasing concentrations of Ca2+, Mg2+, reducing toxicity; soil pH was improved leading to rice plants growing well, increasing plant height, number of ears/panicle, filled grains/panicle and increasing rice yields as compared to the control treatment and the lime treatments. Mixing steel slag fertilizer into the soil of Binh Son showed a significant difference as compared to that of surface application, e.g. higher  number of shoots/hill, grains/panicle, percentage of filled grains and rice yield.
Keywords: Steel slag, acid sulfate soil, soil chemical properties, rice yield components

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân bón xỉ thép và phương thức bón phân đến biến động một số đặc tính hóa học và hiệu quả cải thiện năng suất lúa trên đất phèn Hòa An và Bình Sơn. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên đất Hòa An với 4 nghiệm thức gồm đối chứng, bón 3, 6 tấn/ha phân xỉ thép và 3 tấn/ha phân vôi. Trên đất Bình Sơn với 6 nghiệm thức gồm đối chứng, bón 1,5, 3, 6, và 9,0 tấn/ha phân xỉ thép và 1,5 tấn/ha phân vôi. Kết quả thí nghiệm cho thấy trên đất Hòa An bón phân xỉ thép đã làm gia tăng hàm lượng Ca2+, giúp cải thiện pH đất, giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt góp phần gia tăng năng suất lúa so với nghiệm thức đối chứng nhưng việc bón vôi vẫn có hiệu quả hơn việc bón phân xỉ thép. Việc trộn phân xỉ thép vào đất Hòa An cho số chồi/bụi, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và năng suất lúa cao hơn có ý nghĩa so với cách bón phân trên mặt đất. Ở đất Bình Sơn, việc sử dụng phân xỉ thép giúp gia tăng hàm lượng Ca2+, Mg2+, giảm ảnh hưởng của độc chất, giúp cải thiện pH đất, sinh trưởng của cây lúa phát triển tốt, gia tăng chiều cao cây, số bông/chậu, số hạt/bông và gia tăng năng suất lúa so với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức bón vôi. Việc trộn phân xỉ thép vào đất Bình Sơn đã cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa so với cách bón phân trên mặt về số chồi/bụi, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và năng suất lúa.
Từ khóa: Xỉ thép, đất phèn, đặc tính hóa học, thành phần năng suất lúa

Article Details

Tài liệu tham khảo

Công ty Vật liệu Xanh, 2012. Xỉ thép – Vật liệu xanh cho tương lai. Bản tin Vật liệu Xanh số 01-06/2012.

Mohammadi Torkashvand Ali and Sedaghat Hoor Shahram, 2007. Converter Slag as a Liming Agent in the Amelioration of Acidic Soils. International Journal of Agriculture and biology. 9(5):715–720.

Nguyễn Ngọc Đệ. Giáo trình Cây lúa, 2008. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

Ngô Ngọc Hưng, Đỗ Thị Thanh Ren, Võ Thị Gương, Nguyễn Mỹ Hoa, 2004. Giáo trình Phì nhiêu đất. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

Pivic, R et al., 2009. Improving the chemical properties of acid soils and chemical composition and yield of spring barley (Hordeum vulgare L.) by use of metallurgical slag. Republic of Serbia.

Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa, 1998. Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.