Trần Chấn Bắc * , Lê Thị Quyên Em , Phạm Hồng Nga , Nguyễn Xuân Lộc Nguyễn Minh Chơn

* Tác giả liên hệTrần Chấn Bắc

Abstract

The study “Usage of wastewater from Pangasianodon hypophthalmus ponds to culture Chlorella sp.” was conducted to test whether wastewater from Pangasianodon hypophthalmus ponds could be used to culture Chlorella sp. for biomass collection. The experiment was carried out in the field of 500 L growing cells with three treatments (1) 500 L wastewater from catfish pond, (2) 450 L wastewater and 50 L Chlorella sp. (3,675,000 ind/mL) and (3) 450 L wasterwater filtered and 50 L Chlorella sp. (3,675,000 ind/mL) and three replicates were done per treatment. During 11 days of the experiment, algal samples and water were collected to analyse different chemical components (including N-NO3-, N-NH4+ and P-PO43-). The results showed that the Chlorella sp. densities of the treatments (2) and (3) were the highest corresponding to 1.400.000 ind/mL and 1.566.667 ind/mL, respectively; the biomass of the two treatments was higher than 2.5 mg/L on the day 2nd of the experiment. On this day, concentrations of N-NO3-, N-NH4+ and P-PO43-were the lowest. The Chlorella sp. density and biomass decreased gradually to the day 11th. The density and biomass of the treatment (1) increased from the 1st to 4th day while the concentrations of N-NO3-, N-NH4+ and P-PO43-decreased with the dominance of the Chlorophyta. Wastewater from the catfish ponds could be used to culture Chlorella sp. For biomass collection; however, high concentration of N-NH4+ and P-PO43- should be considered before discharging to surrounding waterway.
Keywords: Biomass, Chlorella, Pangasianodon hypothalmus, wastewater

Tóm tắt

Nghiên cứu “Sử dụng nước thải ao cá tra Pangasianodon hypophthalmus để nuôi sinh khối tảo Chlorella sp.” được thực hiện nhằm đánh giá khả năng nuôi và thu hoạch sinh khối tảo Chlorella sp. từ nước thải ao nuôi cá tra thâm canh.  Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng trong ô nuôi 500 L với các nghiệm thức (1) 500 L nước thải từ ao nuôi cá, (2) 450 L nước thải từ ao nuôi cá kết hợp 50 L Chlorella sp. (3.675.000 cá thể/mL) và (3) 450 L nước thải từ ao nuôi cá được lọc kết hợp 50 L Chlorella (3.675.000 cá thể/mL) với 3 lần lặp lại ở mỗi nghiệm thức. Mẫu tảo, DO, N-NO3-, N-NH4+, P-PO43-được thu và phân tích liên tục trong 11 ngày thí nghiệm. Kết quả cho thấy ở ngày thứ 2 của thí nghiệm, mật độ (1.400.000 cá thể/mL và 1.566.667 cá thể/mL) và sinh khối (≥ 2,5 µg/L) của tảo Chlorella sp. ở nghiệm thức (2) và (3) cao nhất trong khi các chỉ tiêu N-NO3-, N-NH4+, P-PO43-đạt giá trị thấp nhất. Mật độ và sinh khối tảo Chlorella sp. ở các nghiệm thức này và giảm dần vào các ngày tiếp theo đến kết thúc thí nghiệm. Ở nghiệm thức (1), mật độ và sinh khối Chlorella sp. tăng dần từ ngày 0 đến ngày 4 trong khi hàm lượng N-NO3-, N-NH4+, P-PO43-giảm trong thời gian này với ngành tảo lục Chlorophyta chiếm ưu thế. Có thể sử dụng nước thải ao cá tra để nuôi tảo Chlorella sp. và thu sinh khối nhưng cần lưu ý hàm lượng N-NH4+ và P-PO43- trước khi thải ra môi trường nước mặt lân cận.
Từ khóa: Chlorella, nước thải, Pangasianodon hypophthalmus, sinh khối

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012. Báo cáo về tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra và đề xuất một số chính sách cấp bách hỗ trợ phát triển sản xuất cá tra. Số:2018/BC-BNX-TCTS.

Coutteau P., 1996, “Micro-algae”, Manual on the production and use of live food for aquaculture, Patrick Sorgeloos (Eds). Published by Food and Agriculture Organization of the United Nation.

Craggs RJ, Smith VJ, McAuley PJ (1995) Wastewater nutrient removal by marine microalgae cultured under ambient conditions in mini-ponds. Water Sci Technol 31:151–160.

Dương Trí Dũng, 2003. Giáo trình tài nguyên thủy sinh vật. Trường Đại học Cần Thơ.

Iriate F., Buitrago, E., 1991. “Determination of concentration and optimal nitrogen source for Chlorella sp. Culture used as inoculant for massive culture”. MEM-SOC. –CIENC.- NAT. – SALLE 51 (135-136), 181-193.

Lê Bảo Ngọc, 2004. Đánh giá chất lượng môi trường ao nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) thâm canh ở xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ-Khoa học môi trường. Trường Đại học Cần Thơ.

Lodi A., Binaghi L., Solisio C., Converti A., Del Borghi M., (2003) Nitrate andphosphate removal by Spirulina platensis. Microbiol Biotechnol: 30: 656-660

Nguyễn Phan Nhân, 2011. Đánh giá tải lượng ô nhiễm COD, tổng đạm, tổng lân của ao nuôi thâm canh cá tra tại phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường. Trường Đại học Cần Thơ.

Oh-Hama. T and S. Myjachi, 1986. “Chlorella”. Micro-algal Biotechnology. Michael A.Borowitzka and Lesley J. Borow itzka (Eds), Cambridge University press, pp. 3-26.

Philip Sze, 1993. A Biological of the Algae. Second Edition. Wm.C, Brow Publishers.

Talbot P, The´bault JM, Dauta A, De La Nou¨ e J (1991). A comparative study and mathematical modelling of temperature, light and growth of three microalgae potentially useful for wastewater treatment. Wat Res 24:465–472.

Trần Đình Toại và Châu Văn Minh, 2005. Rong biển dược liệu Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

Trần Thị Thủy, 2008. Ảnh hưởng của pH, nhiệt độ, dinh dưỡng lên sự phát triển của Chlorella. LVĐH-NTTS Trường Đại học Cần Thơ.

Trương Quốc Phú, 2007. Chất lượng nước và bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh. Báo cáo hội thảo: Bảo vệ môi tường trong nuôi trồng và chế biế thủy sản trong thời kỳ hội nhập. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 27-28.12.2007.