Ngày xuất bản: 28-10-2022
Số báo đầy đủ
SDMD 2022
Sinh khối từ phụ phẩm nông nghiệp: Tiềm năng và hướng ứng dụng cho năng lượng tái tạo tại Đồng bằng sông Cửu Long
Tóm tắt
|
PDF
Năng lượng tái tạo đang là xu hướng trở thành một trong những nguồn sản xuất điện chính trong tương lai để thay thế nguồn năng lượng hóa thạch để giảm phát thải CO2, đảm bảo an ninh năng lượng và là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững. Năng lượng sinh khối có tiềm năng phát triển rất lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long với nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào là nguyên liệu có thể tạo lượng điện tương đương 113.000 GWh, chiếm 33,4% cả nước. Trong các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, rơm rạ (29 triệu tấn) và bã mía (8 triệu tấn) rất có tiềm năng với sản lượng hằng năm rất lớn có thể tạo ra công suất điện hơn 3000 MW. Tuy còn nhiều khó khăn và thách thức về chính sách phát triển, công nghệ, đặc tính của các nguồn sinh khối cũng như khả năng lưu trữ và cung ứng, với yêu cầu chuyển dịch sang nguồn năng lượng thân thiện với môi trường và những thuận lợi của vùng sẽ là động lực để năng lượng sinh khối phát triển tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Kinh tế tuần hoàn - Chiến lược và giải pháp phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long
Tóm tắt
|
PDF
Phát triển kinh tế tuần hoàn là xu hướng chung của thế giới, của nước ta và Đồng bằng sông Cửu Long. Kinh tế tuần hoàn là chìa khóa để giải bài toán làm thế nào sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên nhất, ít nguyên vật liệu nhất nhưng lại sản xuất ra nhiều sản phẩm nhất, đồng thời lại là các sản phẩm thân thiện môi trường. Trong bài viết này, một số vấn đề lý luận của kinh tế tuần hoàn, kinh nghiệm thế giới được nghiên cứu làm cơ sở phân tích thực trạng kinh tế tuần hoàn ở Đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua. Những thành tựu, hạn chế được nêu ra, từ đó đề xuất những giải pháp mang tính khả thi để phát triển mạnh hơn nữa kinh tế tuần hoàn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới như: nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp, hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, lấy chuyển đổi số và ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 làm động lực để phát triển,...
Ứng dụng công nghệ IoT và mạng cảm biến trong giải pháp quản lý môi trường và nâng cao hiệu quả mô hình lúa tôm ở huyện An Biên tỉnh Kiên Giang
Tóm tắt
|
PDF
Mô hình lúa - tôm là mô hình canh tác truyền thống của nông dân huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, hoạt động khai thác mô hình chủ yếu từ kinh nghiệm dân gian, hiệu quả kinh tế thấp. Công nghệ IoT và mạng cảm biến được ứng dụng trong quản lý môi trường trong mô hình canh tác lúa - tôm ở huyện An Biên tỉnh Kiên Giang nhằm xây dựng hoàn thiện quy trình kỹ thuật vận hành mô hình, nâng cao lợi nhuận cho người canh tác lúa tôm. Trong thực nghiệm, hệ thống quan trắc ứng dụng công nghệ IoT và mạng cảm biến được dùng để thu thập, giám sát và quản lý dữ liệu của các yếu tố môi trường (độ mặn, pH, NH4, DO, nhiệt độ) trong mô hình canh tác lúa - tôm ở 4 xã của huyện thuộc huyện An Biên đã được triển khai thiết kế, lắp đặt và vận hành. Hệ thống này giúp cho nông dân chủ động quyết định thời gian phù hợp để cấp nước thêm cho ruộng tạo sự ổn định của chất lượng nước trong ruộng nuôi, nâng được tỷ lệ sống của tôm,...
Xây dựng mô hình chuyển đổi số ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 trong nuôi cá tra công nghiệp
Tóm tắt
|
PDF
Nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi cá tra công nghiệp, đang từng bước trở thành một trong những ngành chủ lực, phát triển rộng khắp góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Vì thế, nhu cầu ứng dụng các thành tựu các công nghệ của công nghiệp 4.0 đang là đòi hỏi bức thiết hiện nay.
Biến đổi khí hậu và nuôi tôm thâm canh vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long: Những khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường
Tóm tắt
|
PDF
Diễn biến thời tiết thất thường và xâm nhập mặn cùng với sự bất ổn định về thị trường làm cho việc thay đổi mô hình sản xuất để thích ứng diễn ra như là một hiện tượng tất yếu. Nghiên cứu được thực hiện nhằm (1) phân tích thực trạng biến đổi khí hậu và chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp sang tôm vùng ven biển; (2) phân tích hiệu quả kinh tế, môi trường và thực trạng về tính dễ bị tổn thương của nông hộ nuôi tôm (3) đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường và giảm tính dễ bị tổn thương cho nông hộ nuôi tôm. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn 125 nông hộ đã chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm vùng ven biển tại tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng. Phương pháp phân tích giới hạn biên ngẫu nhiên được sử dụng để ước lượng hiệu quả kinh tế và môi trường và chỉ số tổn thương sinh kế để phân tích về khía cạnh xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả kinh tế và môi trường trung bình của...
Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở việt nam và Đồng bằng sông Cửu Long
Tóm tắt
|
PDF
Bài viết đề cập về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Dựa trên các lý thuyết phát triển nông nghiệp, nông thôn và các tiêu chí về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, bài viết sử dụng số liệu vĩ mô của Ngân hàng Thế giới và Niên giám thống kê Việt Nam để đo lường các tiêu chí công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long và đối sánh với nhóm các nước có thu nhập trung bình. Ngoài ra, bài viết cũng sử dụng mô hình hồi quy và phân tích kịch bản để dự báo quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cho những năm tiếp theo. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nếu không có những thay đổi quyết liệt về mô hình tăng trưởng thì phải đến giai đoạn 2040-2045 quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam mới có thể hoàn thành...
Giải pháp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Tóm tắt
|
PDF
Nuôi trồng thủy sản tiếp tục là lĩnh vực sản xuất quan trọng để cung cấp nguồn thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, theo Chiến lược tăng trưởng ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam là quốc gia sản xuất cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) lớn nhất trên thế giới. Do đó, việc thâm canh hoá cá tra ngày càng tăng, trong khi cơ sở hạ tầng cơ sở hạ tầng quản lý và kỹ thuật nuôi chưa theo kịp, đã dẫn đến hệ quả dịch bệnh thủy sản bùng phát ngày càng nghiêm trọng. Một số bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri và Flavobacterium columnare có ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cá tra nuôi. Nghiên cứu này nhằm mục đích tổng hợp và đánh giá một số biện pháp để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trong nuôi cá tra thâm canh. Vaccine là chiến lược phòng chống và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả nhất trong các chương trình quản lý dịch bệnh. Các loại vaccine cho cá bao gồm vaccine bất hoạt,...
Vai trò của liên kết sản xuất trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tóm tắt
|
PDF
Liên kết sản xuất chính là điều kiện tiên quyết để thực hiện việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo lợi thế so sánh cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên kết hợp phân tầng 180 quan sát mẫu bao gồm những nông dân trồng lúa có và không tham gia cánh đồng lớn, những nông dân trồng nhãn có và không tham gia mô hình kiểu mẫu, những nông dân trồng cam xoàn có và không tham gia hợp tác xã. Thông qua kiểm định từng cặp T-test ở mức ý nghĩa 5% và mô hình Binary Logistic bởi phần mềm SPSS, nghiên cứu này đã minh chứng hiệu quả của liên kết sản xuất của nông dân như tạo cơ hội nâng cao kỹ thuật sản xuất, tạo điều kiện nâng cấp chuỗi cung ứng vật tư, nâng cấp chuỗi giá trị nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tầm nhìn chiến lược cho nền nông nghiệp công nghệ cao bền vững.
Kỹ thuật canh tác lúa tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng biến đổi khí hậu
Tóm tắt
|
PDF
Sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu, bài viết này tổng hợp và phân tích các thông tin về phát thải khí nhà kính (KNK), lợi ích khi áp dụng kỹ thuật ngập khô xen kẻ (AWD) và tiềm năng nhân rộng AWD trong canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).Hệ số phát thải khí mêtan (CH4) ở ĐBSCL là 1,92kg/ha/ngày, cao hơn hệ số phát thải ở Đông Nam Á và toàn cầu. AWD làm giảm lượng khí thải CH4 hàng năm (-51%) so với canh tác truyền thống (CF). AWD theo nông dân (AWDF) làm giảm CH4 đáng kể (35%) so với các ruộng CF. AWD và AWDF đều có năng suất cao hơn so với CF. Rào cản lớn cho áp dụng AWD là hệ thống tưới tiêu và phương pháp quan trắc mực nước, dẫn đến chưa thể ban hành các chính sách, thể chế về AWD cho toàn vùng ĐBSCL. Sử dụng IoT là phương pháp tiện ích trong quản lý nước cho người dân...
Vai trò của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vệ sinh dịch tễ đối với hàng nông sản xuất khẩu đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững
Tóm tắt
|
PDF
Việt Nam có nhiều lợi thế trong ngành nông nghiệp, sản lượng và giá trị xuất khẩu nông sản đều có xu hướng tăng trưởng mạnh qua các năm. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số lô hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã bị quốc gia nhập khẩu trả lại hoặc tiêu hủy do chưa bảo đảm về điều kiện vệ sinh dịch tễ. Một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng này là do quy định về cấp phép và quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam còn nhiều hạn chế cả về quy định và thực tiễn áp dụng. Để cải tiến chất lượng hàng nông sản thì việc làm trước hết là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về vệ sinh dịch tễ hiện hành của Việt Nam, từ đó tạo dựng một hành lang pháp lý hợp lý và thông thoáng cho việc đầu tư phát triển ngành nông nghiệp theo hướng xanh, sạch và bền vững...
Phát triển hệ thống nuôi siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài, thích ứng với biến đổi khí hậu
Tóm tắt
|
PDF
Báo cáo này tổng hợp những thành công trong việc nghiên cứu phát triển hệ thống nuôi siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng trong hệ thống tuần hoàn kết nuôi hợp đa loài, thích ứng với biến đổi khí hậu đã được thực hiện tại Khoa thủy sản từ 2020 đến nay. Kết quả nghiên cứu đã xác định được độ mặn thích hợp cho nuôi tôm thẻ từ 15 – 25‰, mật độ tôm nuôi trong khoảng 200 – 300 con/m3 và lượng giá thể thích hợp từ 30 đến 60 L (tương đương 3,75 – 7,5 m3 diện tích bề mặt giá thể/m3 bể nuôi). Kết quả ứng dụng ở quy mô thương mại, trên hệ thống bể nuôi 40m3 thả nuôi với mật độ 300 con/m3, sau 84 ngày nuôi tôm đạt khối lượng trung bình 16,68 – 18,20 g/con, tỷ lệ sống đạt 96,0 – 97,5%, năng suất đạt 4,42 – 4,48 kg/m3 và FCR từ 1,10 – 1,19. Đối với quy mô ao đất lót bạt (500 m3/ao), thả nuôi với mật độ dao động từ 240 – 320 con/m3, sau 84 ngày nuôi tôm đạt khối lượng từ 18,18 – 22,73 g/con,...
Một số mô hình ứng dụng công nghệ 4.0 hỗ trợ nông nghiệp, thủy sản thông minh
Tóm tắt
|
PDF
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần hỗ trợ thay đổi những thói quen trong cuộc sống theo hướng tự động hơn. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu một số mô hình ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản thông minh. Các hệ thống này bao gồm: Hệ thống trợ lý ảo trong Nông nghiệp thông minh, Hệ thống so màu lá lúa trên thiết bị di động, Hệ thống chẩn đoán bệnh trên lá lúa từ ảnh chụp bằng kỹ thuật học sâu, Hệ thống khuyến nông qua tin nhắn, Hệ thống quan trắc và cảnh báo chất lượng môi trường nước bằng kỹ thuật học sâu và Hệ thống tra cứu nguồn gốc sản phẩm bằng mã QR. Các hệ thống này đều đã được xây dựng và thử nghiệm trong phòng nghiên cứu. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc ứng dụng vào thực tế là hoàn toàn khả thi, tuy nhiên việc áp dụng sẽ phải cần địa chỉ cụ thể cũng như việc tinh chỉnh cho phù hợp với từng địa bàn.
Công nghệ xử lý nước thải chi phí thấp góp phần phát triển bền vững nguồn nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tóm tắt
|
PDF
Tái chế nước thải là giải pháp tiềm năng để làm dịu căng thẳng nhu cầu nước. Do tiềm ẩn những rủi ro sức khỏe và tác động môi trường, các nghiên cứu tái chế nước thải đã tập trung vào vấn đề kỹ thuật để cải thiện chất lượng nước sau xử lý cho phù hợp với mục đích sử dụng. Mặc dù các công nghệ tiên tiến có thể xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn và phù hợp mục đích tái sử dụng nhưng vẫn còn tồn tại về chi phí đầu tư và vận hành cao và phát sinh các sản phẩm phụ. Các quy trình sinh học có chi phí xử lý thấp và bền vững cho xử lý và quản lý nguồn nước. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được nhìn nhận theo hướng tiếp cận về mức độ xử lý nước thải phù hợp để tái sử dụng. Trong tổng quan này, các phương pháp xử lý chi phí thấp sử dụng các cột lọc cát, đất để kích thích các hoạt động của vi sinh vật được phân tích và thảo luận dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đó.
Đánh giá hiệu quả của các mô hình canh tác chính trên vùng ngập lũ - Trường hợp nghiên cứu tại huyện Tháp Mười
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các mô hình canh tác chính trên vùng ngập lũ hiện có tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp nhằm làm cơ sở tham khảo cho các quyết định chính sách phát triển nông nghiệp bền vững trước các thách thức của biến đổi khí hậu. Khảo sát đa dạng sinh học nhóm thủy sản và thực vật bậc cao kết hợp với phỏng vấn sâu 105 hộ dân đã được thực hiện trên 04 mô hình khác nhau tại xã Mỹ Hòa. Kết quả cho thấy mô hình canh tác sen (hoặc sen kết hợp) có mức độ đa dạng loài cao hơn so với mô hình canh tác lúa truyền thống. Lợi nhuận của mô hình lúa 3 vụ chỉ đạt khoảng 60 triệu đồng/ha/năm, thấp hơn nhiều so với mô hình sen kết hợp du lịch có lợi nhuận cao nhất khoảng 292 triệu/ha/năm. Khả năng trữ nước của mô hình sen cao hơn gấp đôi so với mô hình canh tác lúa 3 vụ. Tuy nhiên, để nhân rộng các mô hình sen thì cần phải có kế hoạch quản lý dài hạn.
Tác động của dịch Covid-19 đến sinh kế người dân nuôi tôm khép kín - Trường hợp nghiên cứu xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu
Tóm tắt
|
PDF
Tác động của đại dịch Covid-19 đến Sinh kế người dân là vấn đề quan tâm trong định hướng chiến lược Sinh kế bền vững hiện nay. Nghiên cứu khảo sát 100 hộ nuôi tôm về mô hình nuôi tôm khép kính tại xã Long Điền Đông, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của hộ nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình có sự khác biệt khi áp dụng trước và sau dịch, nguồn vốn con người của hộ nuôi đảm bảo phục vụ sinh kế, vốn xã hội còn hạn chế trong tham gia hoạt động xã hội tại địa phương, nguồn vốn tài chính chưa cao, chưa tiếp cận được nguồn vốn vay, nguồn vốn tự nhiên và nguồn vốn cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất. Các yếu tố về 5 nguồn lực hộ nuôi và các yếu tố bên ngoài: chính sách nhà nước, dịch bệnh và thị trường đều có tác động đến kết quả sinh kế hộ. Để nâng cao năng lực thích ứng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn sinh kế, cần đa dạng chiến lược sinh kế,...
Đánh giá thực trạng lao động và hiệu quả công tác đào tạo nghề nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tóm tắt
|
PDF
Trong tiến trình phát triển nông thôn, vấn đề lao động, đào tạo nghề và cải thiện thu nhập là các vấn đề đã và đang được quan tâm. Vì vậy, phân tích đánh giá thực trạng lao động và hiệu quả đào tạo nghề nông thôn nhằm tổng kết kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông thôn. Số liệu sơ cấp từ phỏng vấn các chuyên gia, lãnh đạo ban điều phối dự án đào tạo nghề nông thôn, cùng với 1.540 người lao động tham gia và chưa tham gia các lớp đào tạo nghề nông thôn của 11/13 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong 3 năm 2017-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy có hơn 75% học viên đánh giá công tác đào tạo nghề có hiệu quả, thu nhập sau học nghề của học viên được nâng lên. Qua phân tích đã xác định được các yếu tố tác động tích cực, hạn chế đến hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn ĐBSCL...
Chuyển đổi số khu vực công ở Đồng bằng sông Cửu Long - Cơ hội và thách thức
Tóm tắt
|
PDF
Chuyển đổi số khu vực công là một trong những nội dung quan trọng của chuyển đổi số quốc gia. Trong quá trình chuyển đổi số khu vực công ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), sự hiện diện của các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân và tổ chức nhận được thông tin từ cơ quan giải quyết qua mạng Internet còn thấp, thấp hơn mức trung bình của trung bình cả nước; tỷ lệ số lượng người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến thấp. Điều này cho thấy việc chuyển đổi số khu vực công ở ĐBSCL còn nhiều khó khăn, thách thức. Thông qua việc phân tích, so sánh thực tiễn chuyển đổi số khu vực công ở các địa phương ĐBSCL, bài viết chỉ ra những những cơ hội, thách thức trong quá trình chuyển đổi số khu vực công ở khu vực này, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm đẩy nhanh quá trình này trong thời gian tới.
Mô hình trồng rau xà lách (Lactuca sativa), bẹ dún (Brassica pekinensis) khí canh mặt ngang nâng cao năng suất, tiết kiệm và hiệu quả
Tóm tắt
|
PDF
Mô hình trồng rau xà lách (Lactuca sativa), bẹ dún (Brassica pekinensis) khí canh mặt ngang được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ Tiền Giang từ năm 2019 - 2020 nhằm khảo sát sự sinh trưởng và năng suất rau cải xà lách và cải bẹ dún trồng trong điều kiện khí canh trụ đứng và khí canh mặt ngang. Thí nghiệm 1 đươc bố trí kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Kết quả ghi nhận nghiệm thức 4 (Khí canh áp cao - nồng độ dinh dưỡng 1200 ppm) cho khối lượng cây và năng suất đạt cao nhất là 108,2 g/cây và 2612,0 g/m2. Thí nghiệm 2 được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm 2 ghi nhận nghiệm thức 1: Xà lách - khí canh mặt ngang cho khối lượng cây và năng suất đạt cao (245,6 g/cây và 5,50 kg/m2). Nghiệm thức 3: Cải dún - khí canh mặt ngang cho khối lượng cây và năng suất đạt cao...
Khung pháp lý và tiềm năng ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tóm tắt
|
PDF
Dựa trên các dữ liệu thứ cấp, bài viết này tập trung vào việc phân tích khung pháp lý về kinh tế tuần hoàn nói chung, nông nghiệp tuần hoàn nói riêng và tiềm năng ứng dụng kinh tế tuần hoàn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích định tính của Creswell được sử dụng. Kết quả cho thấy khái niệm kinh tế tuần hoàn đã được sử dụng trên thế giới từ những năm 1990 để hướng tới giải quyết các vấn đề liên quan đến suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái do nền kinh tế tuyến tính gây nên. Tuy nhiên, thuật ngữ này còn tương đối mới ở nước ta. Mặc dù vậy, Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 07/6/2022, là cơ sở để xây dựng các chương trình, dự án nhằm tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động,...
Ảnh hưởng của nước muối lên khả năng tăng trọng và năng suất sữa của dê
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu của thí nghiệm là đánh giá ảnh hưởng của nước muối lên khả năng tăng trọng và năng suất sữa của dê. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 04 nghiệm thức (NT) và 05 lần lập lại trên 20 dê thịt lai Boer (thí nghiệm 1) và 20 dê sữa lai Saanen (thí nghiệm 2) gồm: NT đối chứng (ĐC, nước ngọt), 3 nghiệm thức nước mặn là các nồng độ nước biển pha loãng: 0,50; 1,00 và 1,50% (NT5, NT10 và NT15). Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ (DMI) giảm và lượng nước uống (WI) tăng dần khi tăng dần nồng độ muối trong nước uống. Trọng lượng, tăng trọng, tần số hô hấp và nhiệt độ trực tràng của dê không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P>0,05). Tuy nhiên, ở thời điểm 15:00 giờ, dê ở NT15 giảm tần số hô hấp và tăng nhiệt độ trực tràng so với NT ĐC. Kết quả thí nghiệm 2 cho thấy DMI, trọng lượng, năng suất sữa không khác biệt giữa các NT (P>0,05). WI của dê tăng khi uống nước muối có nồng độ...
Xây dựng nhóm sinh hoạt chuyên môn trực tuyến thông qua mong đợi của giáo viên các cấp đối với mô hình “Teacher Activity Groups”
Tóm tắt
|
PDF
Cải cách giáo dục được thực hiện rất quyết liệt nhằm phát triển tối đa tiềm lực của người Việt Nam để cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế. Đáng chú ý, giáo viên các cấp được yêu cầu sử dụng tiếng Anh để giảng dạy các môn Toán và khoa học tự nhiên. Do không đáp ứng được về mặt năng lực ngoại ngữ và cả kỹ năng giảng dạy các lớp học trong đó tiếng Anh được sử dụng làm công cụ hướng dẫn, giáo viên Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn và quan tâm khá nhiều đến nhu cầu phát triển chuyên môn. “Teacher Activity Groups” (TAGs), một hình thức phát triển chuyên môn trực tuyến, được thực hiện bởi sự hợp tác của nhiều đơn vị trong và ngoài nước nhằm giải quyết vấn đề trên. Nghiên cứu này được thực hiện để thu số liệu từ 175 giáo viên các cấp tại Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị tham gia TAGs...
Hiện trạng khai thác và quản lý nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu hiện trạng khai thác và quản lý nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021 tại 4 tỉnh ven biển là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 223 chủ tàu khai thác lưới kéo đơn có chiều dài tàu từ 6 m đến dưới 15 m. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian khai thác của tàu lưới kéo đơn là rải đều quanh năm. Sản lượng khai thác của tàu lưới kéo đơn trung bình là 581,8 kg/chuyến với thời gian đánh bắt mỗi chuyến khoảng 3,3 ngày. Chi phí của tàu lưới kéo đơn cho mỗi chuyến khoảng 11,8 triệu đồng và thu lợi nhuận bình quân 8,1 triệu đồng với tỷ suất lợi nhuận là 0,9 lần. Nghề lưới kéo sử dụng loại ngư cụ có tính chọn lọc thấp nên được quan tâm quản lý bởi hệ thống văn bản pháp lý từ trung ương đến địa phương...
Một số biện pháp quản lý giảm thiểu phát thải khí N2O trong trồng trọt
Tóm tắt
|
PDF
Nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ngày càng tăng kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Nitrous oxide (N2O) là một trong những khí nhà kính mạnh nhất, và nông nghiệp là một trong những nguồn phát thải N2O chính. Trong bài viết này, một số cơ chế gây ra phát thải N2O và vai trò của các hoạt động nông nghiệp trong việc giảm thiểu chúng được thảo luận. Lượng N2O được tạo ra từ đất thông qua các quá trình kết hợp của sự nitrat hóa và khử nitrat hóa do nhiều yếu tố tác động như nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng carbon, nitrogen và oxy. Các yếu tố này có thể được điều chỉnh ở một mức độ nào đó thông qua các hoạt động quản lý thực hành và sẽ ảnh hưởng đến phát thải N2O. Mối quan hệ giữa sự sản sinh N2O và các yếu tố điều chỉnh là tiền đề quan trọng để đề ra các chiến lược giảm thiểu. Dựa vào nguồn cung cấp phân đạm N (loại phân bón, liều lượng, thời gian, phương pháp,...)
Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và EU về quản lý mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực để phát triển nông nghiệp bền vững - Kiến nghị đối với Việt Nam
Tóm tắt
|
PDF
Một trong những thách thức lớn nhất đối với hàng nông sản của Việt Nam hiện nay là việc bị quốc gia nhập khẩu cảnh báo hoặc cấm nhập khẩu do vi phạm quy định về mức dư lượng tối đa (MRL) thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Bài viết này phân tích kinh nghiệm của Hoa Kỳ và EU trong cách thức tổ chức cơ quan quản lý nhà nước đối với thuốc BVTV và thiết lập MRL để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nền nông nghiệp, từ đó xây dựng một số kiến nghị để hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam như: (i) cần thành lập một cơ quan quản lý nhà nước về thuốc BVTV và thiết lập MRL thuốc BVTV để thống nhất quản lý thuốc BVTV trên phạm vi cả nước, nhằm chống sự chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan hữu quan; (ii) cần quy định MRL cụ thể cho loại thuốc đã cấp, qua đó hạn chế được tình trạng thuốc được sử dụng trên thị trường mà không có căn cứ, tiêu chuẩn để...
Phát triển dòng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) chịu mặn thích ứng với biến đổi khí hậu
Tóm tắt
|
PDF
Phát triển dòng cá tra chịu mặn để thích ứng với biến đổi khí hậu có ý nghĩa quan trọng đối với nghề nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong 5 năm qua, chúng tôi đã thành công trong chọn lọc được dòng cá tra chịu mặn đến 10‰. Cá thành thục tốt ở 5‰ với các chỉ tiêu sinh sản tương tương với cá nuôi trong nước ngọt. Tỷ lệ sống của nhóm cá chọn lọc và không chọn lọc tương đồng nhau ở độ mặn từ 0‰ tới 15‰ và cao hơn nhóm cá nước ngọt mặc dù khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Sau một thế hệ chọn lọc trong nước lợ, hệ số di truyền về khối lượng là 0,29, tăng trưởng khối lượng tăng 18,0% và tỷ lệ sống tăng 11,4%. Nghiên cứu về sinh lý học cho thấy cá tra có khả năng sinh trưởng ở 15‰ và độ mặn 20‰ được xem là giới hạn chịu đựng của cá tra. Đường ruột của cá phản ứng mạnh nhất với sự thay đổi áp suất thẩm thấu của môi trường so với các cơ quan khác. Phương pháp “hormesis” ...
Đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tóm tắt
|
PDF
Quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả là điều kiện tiên quyết để vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển hiện đại, sinh thái, văn minh, nhanh và bền vững; là trung tâm kinh tế nông nghiệp xanh, sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng và giá trị gia tăng cao của quốc gia, khu vực và thế giới. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả sẽ phân tích, đánh giá những bất cập về hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai trong phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng; phân tích những mục tiêu, giải pháp tại Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02 tháng 4 năm 2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022,...
Sản xuất khí sinh học từ các nguồn chất thải khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu của bài báo này là trình bày những nỗ lực của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (CENRes), Trường Đại học Cần Thơ về các nghiên cứu sử dụng năng lượng tái tạo khí sinh học từ các nguồn chất thải ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong hơn một thập kỷ qua. CENRes đã chuyển giao 515 tủi ủ PE, phát hành tín chỉ carbon (446 tCO2/năm) vào tháng 5/2016. Bên cạnh đó, 32 mô hình biogas HDPE để xử lý chất thải chăn nuôi, thực vật hoặc đồng phân hủy nâng cao hiệu suất sinh khí biogas đã được bàn giao. Ngoài ra, xử lý khí biogas thừa bằng cách chia sẻ cho cộng đồng giảm thải 12,9 tấn CO2eq/năm. Sự phối trộn thực vật với bùn thải nuôi tôm siêu thâm canh tăng hiệu suất sinh khí từ 26 đến 53%. Nhóm nghiên cứu cũng đã phát triển bếp biogas hồng ngoại cải tiến sử dụng được áp suất thấp (0,45 cmH2O), tiết kiệm biogas, giảm thời gian nấu và sản phẩm khí cháy không mùi hôi.
Tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội lý thuyết liên ngành cho phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long
Tóm tắt
|
PDF
Bài viết góp phần làm rõ khung phân tích Chuyển đổi sinh thái – xã hội (Social–Ecological Transformation) được đề xuất bởi Sievers-Glotzbach and Tschersich (2019) và thảo luận khả năng ứng dụng vào điều kiện thực tế của Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là khung lý thuyết liên ngành được xây dựng dựa trên cơ sở đảm bảo sự bền vững cả về môi trường và kinh tế - xã hội. Với những điều kiện đặc thù về kinh tế, sinh thái, xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long, bài viết đề cập khả năng tương thích, khả thi của mô hình và nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của vùng. Từ lý thuyết này và điều kiện thực tiễn của vùng, vai trò của các bên liên quan để thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp “thuận thiên” như đã nêu trong Nghị quyết số 120/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ được đề cập.
Cryobank: Giải pháp khôi phục nhanh đàn vật nuôi sau dịch bệnh
Tóm tắt
|
PDF
Cryobank hay cryoconservation of animal genetic resource là ngân hàng lưu trữ tế bào động vật trong điều kiện đông lạnh. Một trong những bước quan trọng trong quy trình của cryobank là nguồn tế bào được thu nhận từ vật nuôi đã được sàng lọc các mầm bệnh trước lưu trữ ở nhiệt độ -196°C. Chăn nuôi Việt Nam hiện đang đối mặt với các dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm nên nhu cầu về con giống sạch bệnh, có năng suất cao trở nên rất cấp thiết. Cryobank cùng với kỹ thuật công nghệ sinh học sinh sản sản xuất hàng loạt con giống sạch bệnh, đáp ứng nhanh cho thị trường đã được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển. Bài viết tập trung phân tích những thách thức từ dịch bệnh của ngành chăn nuôi, tổng hợp những phương pháp sản xuất con giống sạch bệnh từ cryobank và công nghệ sinh học sinh sản trên thế giới và cung cấp những quy trình cơ bản trong đông lạnh tinh trùng động vật nuôi.
Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long: Góc nhìn từ công tác đào tạo từ xa trực tuyến ngành Ngôn ngữ Anh
Tóm tắt
|
PDF
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, lĩnh vực giáo dục của ĐBSCL vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết trong đó có việc nâng cao dân trí nhằm góp phần phát triển mạnh mẽ hơn nữa tiềm năng của vùng. Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, được xem là một công cụ giúp hỗ trợ việc giao tiếp với các đối tác nước ngoài, tra cứu tài liệu, học tập, nghiên cứu và làm việc một cách hiệu quả. Chính vì thế, các chương trình đào tạo hệ ngoài chính quy ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Cần Thơ thu hút được rất nhiều học viên trong nhiều năm qua. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát ý kiến của 233 học viên các lớp đào tạo từ xa trực tuyến ngành Ngôn ngữ Anh qua các khóa học từ năm 2018 đến 2022 về nhận thức, đánh giá và động lực tham gia học tập của...
Nhận thức của cộng đồng về rác thải nhựa ở Đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu điển hình tại Cần Thơ
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách phỏng vấn 40 hộ có tiếp cận và không có tiếp cận dịch vụ thu gom chất thải của cộng đồng dân cư vùng nông thôn (huyện Vĩnh Thạnh) và vùng trung tâm (quận Cái Răng) của thành phố Cần Thơ. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá vấn đề tiêu thụ, quản lý và tác động của rác thải nhựa đến nhận thức của cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hình thức tiêu dùng sản phẩm nhựa là rất đa dạng mặc dù biết chúng có thể gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người dân tái chế/tái sử dụng chất thải nhựa là biện pháp quản lý chất thải và chất thải nhựa trong cộng đồng do không được tiếp cận với dịch vụ thu gom chất thải. Đối với cộng đồng tiếp cận được với dịch vụ thu gom chất thải thì chất thải thường không được phân loại và việc tái sử dụng nhựa không có hệ thống. Đặc biệt, người dân có ý thức tác hại của nhựa và xu hướng sử dụng vật liệu tự nhiên trong sinh hoạt đang trở nên...