Nguyễn Thanh Long *

* Tác giả liên hệ (ntlong@ctu.edu.vn)

Abstract

A total of 137 fishing households, 5 trawlers, 5 gillnets and 8 fishing purchasing agents were to be interviewed to collect data on the production composition in Kien Giang province. The results showed that trawlers and gill nets could provide fishing products whole year round. The yield and trash fish of gill nets were 3.1 ± 2.2 tons/year (16.8%) and for the trawlers were 39.4 ± 15.9 tons/year (22.8%). The harvested products of the trawlers were mainly sold to the purchasing agents of 96.9%; and purchasing agents sold 47.9% of fishery products to the processing factories. For the gill nets, the products were mainly sold (90.5%) to purchasing agents and purchasing agents sold 44.8% of products to processing factories. The rest products were for retailers. The annual profit of purchasing agents was 6.6 ± VND 1.1 billion per year with benefit ratio of 0.19. Most of the purchasing agents encountered the greatest difficulty in terms of unstable prices, which made it difficult for both fishermen and purchasing agencies.
Keywords: Distribution channel, gillnets, Kien Giang, trawlers

Tóm tắt

Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 137 hộ khai thác thủy sản, 5 tàu lưới rê, 5 tàu lưới kéo và 8 cơ sở thu mua sản phẩm khai thác thủy sản để khảo sát về thành phần loài khai thác ở tỉnh Kiên Giang. Kết quả cho thấy nghề lưới kéo và lưới rê có thể cung cấp sản phẩm khai thác quanh năm. Sản lượng và tỉ lệ cá tạp của nghề lưới rê (3,1±2,2 tấn/năm; 16,8%) và nghề lưới kéo (39,4±15,9 tấn/năm; 22,8%). Sản phẩm khai thác của nghề lưới kéo chủ yếu bán cho cơ sở thu mua (96,9%) và cơ sở thu mua bán cho nhà máy chế biến khoảng 47,9%. Đối với nghề lưới rê, chủ yếu bán cho cơ sở thu mua 90,5% và cơ sở thu mua bán cho nhà máy chế biến thủy sản khoảng 44,8%. Phần còn lại (<10%) là bán cho người bán lẻ. Lợi nhuận hàng năm của cơ sở thu mua là 6,6±1,1 tỉ đồng/năm với tỷ suất lợi nhuận là 0,19 lần. Khó khăn lớn nhất là giá cả không ổn định, điều này đã gây khó khăn cho cả ngư dân và các cơ sở thu mua.
Từ khóa: Kênh phân phối, Kiên Giang, lưới kéo, lưới rê

Article Details

Tài liệu tham khảo

Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang, 2018. Thống kê số lượng tàu cá theo nghề và nhóm công suất tỉnh Kiên Giang. 03 trang.

Cục thống kê tỉnh Kiên Giang, 2009. Niêm giám thống kê 2008. 196 trang.

Đặng Thị Phượng, Nguyễn Hoàng Duy, Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2018. Hiệu quả tài chính và kênh phân phối sản phẩm của nghề lưới rê (<90 CV) ở tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54 (1): 206-213.

Hồng Văn Thưởng, Hà Phước Hùng và Hồng Thị Hải Yến, 2014. Hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi hải sản tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 30: 37-44.

Lê Văn Chí và Nguyễn Thanh Long, 2018. So sánh khía cạnh kỹ thuật và tài chính của nghề lưới kéo và lưới rê ven bờở tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54 (6B): 98-107.

Nguyễn Thanh Long, 2012. Nghiên cứu các giải pháp quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản ven biển Tỉnh Sóc Trăng. Nhà Xuất Bản Nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh. 147 Trang.

Nguyễn Thanh Long, 2014. Khía cạnh kỹ thuật và tài chính của nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 35: 97-103.

Nguyễn Trung Vẹn, 2012. Phân tích hiệu quả sản xuất trong khai thác hải sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản lý nguồn lợi thủy sản. Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ.105 trang.