Lê Phước Toàn * Ngô Ngọc Hưng

* Tác giả liên hệ (lptoan@ctu.edu.vn)

Abstract

The objectives of this study were to evaluate the methods to quantify the N, P and K fertilizer requirement for hybrid maize based on its yield in An Phu - An Giang. The research has been conducted in winter-spring crop in 2014-2015 and 2015 – 2016 included six treatments: (i) added NPKCaMg fertilizer (200N); (ii) without N fertilizer; (iii) without P fertilizer; (iv) without K fertilizer; (v) added NPKCaMg fertilizer (160N);(vi) farmers’ fertilizer practice (FFP). From the principle of SSNM, the method of determining the demand for fertilizer N is based on the recovery efficiency method (REN) with the dose of fertilizer to meet local demand for hybrid maize compared to using agronomic efficiency (AEN). For P and K fertilization, fertilizer demand for hybrid maize by fertilizer demand for the removed to grain and fertilizer demand for the expected grain yield response. The same yield (11-12 tons/ha), the higher demand of NPK fertilizer on the undeposited soil compared to the deposited soil. The capacity to provide soil N fertilizer is 45-50%, for P and K is> 80%, the capacity of NPK supplying from soil was ranked in order K>P>N. Indigenous NPK supplying of the undeposited soil was lower than the deposited soil and ranked in order of 51-80-91%; 54-86-91%, respectively.
Keywords: Alluvial soil, flood dike, hybrid maize, NPK, SSNM

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá phương pháp xác định lượng phân N, P và K cần bón cho bắp lai dựa trên năng suất bắp lai trên đất phù sa An Phú – An Giang. Thí nghiệm được thực hiện vào 2 vụ Đông Xuân 2014 -2015 và 2015 – 2016 với sáu nghiệm thức (i) bón NPKCaMg (200N); (ii) bón khuyết N; (iii) bón khuyết P; (iv) bón khuyết K; (v) bón NPKCaMg (160N); (vi) thực tế bón phân của nông dân (FFP). Trên nguyên lý SSNM, phương pháp xác định nhu cầu phân N dựa vào hiệu quả thu hồi (REN) với liều lượng phân đáp ứng nhu cầu năng suất bắp lai thực tế địa phương so với bón theo phương pháp hiệu quả nông học (AEN). Nhu cầu phân P và K được xác định dựa vào lượng phân được loại bỏ bằng hạt và lượng phân tăng theo đáp ứng năng suất mục tiêu. Đất phù sa An Phú – An Giang trên cùng một năng suất đạt được (11-12 tấn/ha) nhu cầu bón NPK trên đất có bao đê cao hơn đất không bao đê. Khả năng cung cấp N từ đất đạt từ 45-50%, đối với P và K khả năng cung cấp từ đất >80%, khả năng cung cấp dưỡng chất NPK từ đất theo thứ tự K>P>N. Đất bao đê có khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng NPK từ đất thấp hơn so với đất không bao đê, khả năng cung cấp dưỡng chất NPK từ đất theo thứ tự 51-80-91%; 54-86-91%.
Từ khóa: bắp lai, NPK, bao đê, đất phù sa, SSNM

Article Details

Tài liệu tham khảo

<Object: word/embeddings/oleObject1.bin><Object: word/embeddings/oleObject2.bin>

Hình 2: Sinh khối và năng suất của bắp lai NK7328 trồng trên đất phù sa thuộc khu vực bao đê và không bao đê (ở An Phú – An Giang, trung bình 2 vụ ĐX 2014-2015 và 2015-2016)

Ghi chú: Thanh đứng (I) trong hình cột biểu diễn cho sai số chuẩn

Năng suất mục tiêu được chọn dựa trên sản lượng tiềm năng cụ thể của giống(Ymax) và được ước tính từ năng suất cao nhất được ghi nhận ở mỗi địa điểm với điều kiện tối ưu nhất cho sự phát triển của cây trồng. Theo Witt and Dobermann (2002), việc xác định năng suất mục tiêu là dựa trên kết quả điều tra từ những nông dân sản xuất giỏi (sản xuất tiên tiến) của vùng.

Bảng 3: Thống kê năng suất, năng suất mục tiêu cho bắp lai trên đất phù sa bao đê và không bao đê (ở An Phú-An Giang, mùa vụ ĐX)

Ghi chú: ĐX: mùa vụ ĐX

Việc ứng dụng phương pháp quản lý dinh dưỡng chuyên vùng (SSNM) (site-specific nutrient management) là cơ sở chosử dụng phân bón tối hảo đúng lúc, gia tăng độ hữu hiệu của phân bón sử dụng và tăng hiệu quả kinh tế của việc bón phân. Trên nguyên lý SSNM việc xác định lượngphân bón N cho vùng phù sa An Phú – An Giang được tính như sau:

Bảng 4: Thông số cho tính toán nhu cầu bón N cho bắp lai theo hiệu quả nông học trên đất phù sa bao đê và không bao đê (ở An Phú-An Giang, ĐX 2014-2015 và 2015-2016)

Ghi chú: GY là năng suất mục tiêu (tấn/ha); GY+Nlà năng suất ở lô bón đầy đủ NPKCaMg (tấn/ha); GY0Nlà năng suất ở lô không bón dưỡng chất N (tấn/ha); NSĐƯ: đáp ứng năng suất với phân N; TB: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn; ĐX: vụ ĐX; * Hiệu quả nông học mục tiêu AEN= (GY – GY0N)/FN.

Bảng 5: Thông số cho tính toán nhu cầu bón N cho bắp lai theo hệ số sử dụng phân trên đất phù sa bao đê và không bao đê (ở An Phú-An Giang, ĐX 2014-2015 và 2015-2016)

Ghi chú: GY là năng suất mục tiêu (tấn/ha); GY0Nlà năng suất ở lô không bón dưỡng chất N (tấn/ha); UN+N: là tổng hấp thu N của ô NPKCaMg; UN0N: là tổng hấp thu N của ô –N; TB: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn; ĐX: vụ ĐX; * Nhu cầu N tối hảo để sản xuất một tấn hạt:UN’ = (UN+N– UN0N)/ĐƯNSN; ** Hệ số sử dụng phân REN=(UN+N–UN0N)/200

Bảng 6: Lượng phân N đề xuất bón cho bắp lai dựa vào hệ số sử dụng phân và hiệu quả nông học(ở An Phú-An Giang, mùa vụ ĐX)

(1) Công thức tính trên cơ sở Hệ số sử dụng phân FN(kg ha-1) = (GY – GY0N) x UN’ / REN.

(2) Công thức tính trên cơ sở Hiệu quả nông học FN(kg ha-1) = (GY+N– GY0N) / AEN

Kết quả tính toán nhu cầu bón N cho bắp lai trên đất phù sa có bao đê và không bao đê ở hai vụ mùa ĐX 2014-2015; 2015-2016 được thể hiện ở Bảng 6. Trên từng địa điểm thí nghiệm, cách tínhtheo hệ số sử dụng phân cho nhu cầu phân N cao hơn các tính theo hiệu quả nông học, nhu cầu bón N theo hiệu quả nông học và theo hệ số sử dụng phân theo thứ tự ~170-210; 190-230 (kgN/ha). Phương pháp xác định nhu cầu phân theo hiệu quả nông học với lượng bón khuyến cáo <200 kgN/ha chiếm ~80% tỷ lệ số hộ, nhưng với liều lượng này khó đáp ứng nhu cầu năng suất bắp lai thựctế ở địa phương so với bón theo phương pháp hệ số sử dụng phân. Theo Pampolinoet al.(2012), bước tiến về quản lý phân đạm cho cây bắp là trước năm 2009, việc tính nhu cầu phân đạm chủ yếu dựa trên hiệu quả thu hồi, sau năm 2009 đến nay việc xác định nhu cầu phân đạm dựa vào hiệu quả nông học (bón theo nhu cầu của cây).

Đây là phương pháp mới để khuyến cáo phân bón này được thực hiện dựa vào mô hình QUEFTS được phát triển cho bắp lai ở Châu Phi (Janssen et al.,1990; Smaling, 1993). Trong phương pháp này nhu cầu dinh dưỡng được tính trên cơ sở là: cần xácđịnh lượng dưỡng chất tối hảo cho một năng suất mong muốn (kg/ha), đồng thời xác định tiềm năng cung cấp dinh dưỡng từ đất được đo lường bằng lượng chất dinh dưỡng hút thu ở lô không bón phân và độ hữu hiệu của phân bón (REN) (Witt and Dobermann, 2002).

Phương trình ước đoán nhu cầu phân N cho cây bắp lai trên đất phù sa bao đê và không bao đê ở An Phú – An Giang được thể hiện ở Hình 3. Các phương trình có độ tin cậy cao, độ tin cậy của đất bao đê (R2= 0,82) lớn hơn đất không bao đê (R2=0,59). Giữa đất bao đê và không bao đê nếu trên cùng một năng suất thì nhu cầu phân của đất bao đê cao hơn so với đất không bao đê, năng suất bắp lai trong khoảng giá trị 11-11,5 tấn/ha thì nhu cầu phân của đất bao đê (~205-225 kgN/ha) lớn hơn so với đất không bao đê (~195-215 kgN/ha).

<Object: word/embeddings/oleObject3.bin>

Hình 3: Phương trình ước đoán lượng phân N cho bắp lai vùng đất phù sa bao đê và không bao đê huyện An Phú, An Giang, vụ ĐX 2014-2015 và 2015-2016 (n=80)

Tuy nhiên, việc xác định hàm lượng N hút thu bởicây trồng không phải lúc nào cũng có thể được thực hiện, Pasuquin el al. (2014) đã đề nghị ước lượng tiềm năng cung cấp chất dinh dưỡng dựa vào năng suất ở ô không bón phân và có bón phân tương ứng. Lượng phân N cần bón được ước lượng dựa vào ĐƯNS với phân bón của cây trồng và hiệu quả nông học của phân N.

Từ kết quả nghiên cứu của 2 vùng phù sa (có bao đê và không bao đê) ở An Phú – An Giang qua hai mùa vụ ĐX năm 2014-2015; 2015-2016 trên 80 hộ nông dân canh tác bắp lai, mối liên hệ giữa lượng bónN, đáp ứng năng suất và hiệu quả nông học được trình bày ở Hình 4.

<Object: word/embeddings/oleObject4.bin>

Hình 4: Mối quan hệ giữa lượng bón N, đáp ứng năng suất và hiệu quả nông học trên bắp lai vùng đất phù sa bao đê và không bao đê huyện An Phú, An Giang

Theo Pampolinoet al.(2012), việc ứng dụng phương pháp SSNM chủ trương sử dụng đầy đủ phân bón P để khắc phục sự thiếu hụt P và tránh khai thác P từ đất. Vì vậy, phân bón P được khuyến cáo ngay cả khi năng suất không giới hạn bởi phân P bằng việc bổ sung lượng P được loại bỏ bằng hạt và nhu cầu phân P trên năng suất mục tiêu đạt được (đáp ứng năng suất hạt mong đợi) đối với sử dụng phân bón. Kết quả phân tích về hàm lượng P trong hạt bắp laiđược trồng trên đất phù sa bao đê và không bao đê An Phú – An Giang đạtgiá trị theo thứ tự 2,38±0,11; 2,45±0,09 kgP/tấn hạt. Theo nhiều nghiên cứu về hàm lượng dinh dưỡng trong hạt bắp lai đạttrong khoảng 2,32-2,35 kgP/tấn hạt (Codling etal., 2007; Bąk et al., 2016). Nhu cầu dinh dưỡng P cho đáp ứng 1 tấn hạt trên đất phù sa bao đê và không bao đê An Phú – An Giang theo thứ tự là 18,7±2,91; 18,1±2,25 kg P2O5/đáp ứng 1 tấn hạt. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Pasuquin et al. (2014) trên cây bắp lai ở Philippines, Việt Nam, Indonesia (n=167), nhu cầu dinh dưỡng P cho đáp ứng 1 tấn hạt là 20 kg P2O5/đáp ứng 1 tấn hạt.

Bảng 7: Thống kê năng suất và tính toán nhu cầu bón P hoàntrả lại cho đất trên đất phù sa có bao đê và không bao đê (ở An Phú-An Giang, ĐX 2014-2015 và 2015-2016)

Ghi chú: (*)Nhucầu phân P hoàn trả lại cho đất =GY0P* MCG-0P

* mức ý nghĩa 5% ; ** mức ý nghĩa 1% (phân tích phương sai với phân phối chuẩn F bằng kiểm định Duncan); GYP: năng suất ở lô bón đầy đủ; GY0P: năng suất ở lô không bón dưỡng chất P; GY: năng suất hạt mục tiêu; MCG-0P: hàm lượng P trong hạt của ô không bón P; TB: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn; ĐX: vụ ĐX

Bảng 8: Thống kê lượng hút thu P, nhu cầu P tăng theo ĐƯNS và tính toán tổng nhu cầu bón P cho bắp lai trên đất phù sa có bao đê và không bao đê (ở An Phú-An Giang, ĐX 2014-2015 và 2015-2016)

Ghi chú: (**)Nhucầu phân P tăng theo ĐƯNS mục tiêu = UP’ * YR; UP’ = (UN+P– UN0P) / YRP;

(***) Nhu cầu bón P: FP(kg ha-1) = (GY0P* MCG-0P) + (UP’ * YR)

YR: năng suất đáp ứng mục tiêu; YRP: năng suất đáp ứng khi bón 90 kgP2O5ha-1; UN+P: là tổng hấp thu P của ô bón đầy đủ; UN0P: là tổng hấp thu P của ô 0P;TB: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn; ĐX: vụ ĐX.

Nhu cầu phân P cho cây bắp lai trên đất phù sa bao đê và không bao đê ở An Phú – An Giang để đạt năng suất9,60-12,6 tấn/ha thì lượng phân P là ~65-100 kgP2O5/ha. Nếu đất bao đê và không bao đê có cùng một năng suất thì nhu cầu phân của đất bao đê cao hơn so với đất không bao đê, năng suất bắp lai trong khoảng giá trị 11-11,5 tấn/ha thì nhu cầu phân của đất bao đê (~80-100 kgN/ha) lớn hơn so với đất không bao đê (~75-90 kgN/ha). Phương trình ước đoán nhu cầu P của đất bao đê và không bao đê có độ tin cậy cao, độ tin cậy của đất bao đê (R2= 0,72) lớn hơn đất không bao đê (R2= 0,54).

<Object: word/embeddings/oleObject5.bin>

Hình 5: Phương trình ước đoán lượng phân P cho bắp lai vùng đất phù sa bao đê và không bao đê huyện An Phú-An Giang, vụ ĐX 2014-2015 và 2015-2016 (n=80)

Bảng 9: Lượng phân P cần bón (kg P2O5/ha) cho bắp lai dựa trên đáp ứng năng suất giữa ô bónP và ô khuyết0P

Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng cho năng suất hạt gia tăng ~20kg P2O5/đáp ứng 1 tấn hạt cộng với nhu cầu dinh dưỡng hoàn trả lại đất khi hạt lấy đi (P trong hạt = 2,41 kgP/tấn hạt – giá trị trung bình hàm lượng P trong hạt của nghiệm thức 0P từ các thí nghiệm trên hai vùng)

Tương tự với phân P, việc xác định nhu cầu phân K được xác định cũng dựa vào việc bổ sung lượng K được loại bỏ bằng hạt và nhu cầu phân K trên năng suất mục tiêu đạt được (đáp ứng năng suất hạt mong đợi) đối với sử dụng phân bón. Kết quả phân tích về hàm lượng K trong hạt bắp lai được trồng trên đất phù sa bao đê và không bao đê ở An Phú – An Giang đạt giá trị theo thứ tự 3,14±0,07; 3,25±0,07 kgK/tấn hạt. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu về hàm lượng K trong hạt bắp lai trong khoảng 2,53-3,54 kgK/tấn hạt (Codling et al., 2007; Bąk et al., 2016). Nhu cầu dinh dưỡng K cho đáp ứng 1 tấn hạt trên đất phù sa An Phú – An Giang cho kết quả tương tự với nghiên cứu của Pasuquin et al. (2014) (30 kg K2O/đáp ứng 1 tấn hạt) trên cây bắp lai ở Philippines, Việt Nam, Indonesia (n=167). Nhu cầu dinh dưỡng K cho đáp ứng 1 tấn hạt ở An Phú – An Giang của đất bao đê là 29,5±6,03 thấp hơn so với đất không bao đê là 31,1±6,69 kg K2O/đáp ứng 1 tấn hạt.

Bảng 10: Thống kê năng suất và tính toán nhu cầu bón K hoàn trả lại cho đất trên đất phù sa có bao đê và không bao đê (ở An Phú-An Giang, ĐX 2014-2015 và 2015-2016)

Ghi chú: (1)Nhucầu phân K hoàn trả lại cho đất = GY0K* MCG-0K

* mức ý nghĩa 5% ; ** mức ý nghĩa 1% (phân tích phương sai với phân phối chuẩn F bằng kiểm định Duncan); GYK: năng suất ở lô bón đầy đủ; GY0K: năng suất ở lô không bón dưỡng chất K; GY: là năng suất hạt mục tiêu; MCG-0K: hàm lượng K trong hạt của ô không bón K; TB: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn; ĐX: vụ ĐX

Bảng 11: Thống kê lượng hút thu K, nhu cầu K tăng theo ĐƯNS và tính toán tổng nhu cầu bón K cho bắp lai trên đất phù sa có bao đê và không bao đê (ở An Phú-An Giang, ĐX 2014-2015 và 2015-2016)

Ghi chú: (**)Nhucầu phân K tăng theo ĐƯNS mục tiêu = UK’ * YR;UK’ = (UN+K– UN0K) / YRK;

(***) Nhu cầu bón K: FK(kg ha-1) = (GY0K* MCG-0K) + (UK’ * YR).

YR: năng suất đáp ứng mục tiêu; YRK: năng suất đáp ứng khi bón 80 kgK2O ha-1;UN+K: là tổng hấp thu K của ô bón đầy đủ; UN0K: là tổng hấp thu K của ô 0K;TB: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn; ĐX: vụ ĐX.

Phương trình ước đoán nhu cầu phân K cho cây bắp lai trên đất phù sa bao đê và không bao đê ở An Phú – An Giang được thể hiện ở Hình 6, các phương trình có độ tin cậy cao (R2>0,5). Nếu đất bao đê và không bao đê có cùng một năng suất thì nhu cầu phân của đất bao đê cao hơn so với đất không bao đê, năng suất bắp lai trong khoảng giá trị 11-11,5 tấn/ha thì nhu cầu phân của đất bao đê (~65-95 kgK2O/ha) cao hơn so với đất không bao đê (~50-70 kgK2O/ha). Tuy nhiên, đất không bao đê khi đạt năng suất >12 tấn/ha thì nhu cầu phân K tăng rất mạnh, năng suất đạt 12,0-12,5 tấn/ha tương ứng với nhu cầu phân K~75-105 kgK2O/ha.

<Object: word/embeddings/oleObject6.bin>

Hình 6: Phương trình ước đoán lượng phân K cho bắp lai vùng đất phù sa bao đê và không bao đê huyện An Phú, An Giang, vụ ĐX 2014-2015 và 2015-2016 (n=80)

Bảng 12: Lượng phân K cần bón (kg K2O/ha) cho bắp lai dựa trên đáp ứng năng suất giữa ô bónK và ô khuyết0K

Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng cho năng suất hạt gia tăng ~30 kg K2O/đáp ứng 1 tấn hạt cộng với nhu cầu dinh dưỡng hoàn trả lại đất khi hạt lấy đi (K trong hạt = 3,20 kgK/tấn hạt – giá trị trung bình hàm lượng K trong hạt của nghiệm thức 0K từ các thí nghiệm trên hai vùng)

Kết quả trình bày ở Hình 7 thể hiện tỉ lệ giữa nguồndưỡng chất cần bổ sung cho cây bắp lai và lượng dưỡng chất bản địa trên đất thí nghiệm thuộc vùng phù sa An Phú – An Giang. Khi có được năng suất mục tiêu sẽ xác định được lượng chất dinh dưỡng cần cung cấp cho cây trồng sau khi xác định dưỡng chất cung cấp từ đất để đạt năng suất mong muốn. Kết quả cho thấy để đạt năng suất cao, nguồndinh dưỡng N từ phân bón là cao nhất (~50% năng suất) cho 2 vùng nghiên cứu, riêng đối với phân lân và kali cung cấp chỉ đạt <20%. Trên đất phù sa An Phú - An Giang trồng bắp lai, khả năng cung cấp N từ đất đạt từ 45-50%, đối với P và K khả năng cung cấp từ đất >80%, khả năng cung cấp dưỡng chất NPK từ đất theo thứ tự K>P>N. Năng suất bắp lai của vùng đối với phân NPK được quyết định chủ yếu bởi lượng phânN cung cấp từ phân bón. Trên đất phù sa ở An Phú – An Giang, đất bao đê có khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng NPK từ đất thấp hơn so với đất không bao đê, khả năngcung cấp dưỡng chất NPK từ đất theo thứ tự 51-80-91%; 54-86-91%.

Hình 7: Tỉ số nguồn hút thu dưỡng chất của bắp lai (%) tại An Phú, An Giang của đất bao đê và không bao đê, vụ ĐX 2014-2015 và 2015-2016

Trên nguyên lý SSNM, phương pháp xác định nhu cầu phân N dựa vào hiệu quả thu hồi (REN) với liều lượng phân đáp ứng nhu cầu năng suất bắp lai thực tế địa phươngso với bón theo phương pháp hiệu quả nông học (AEN). Nhu cầu phân P và K được xác định dựa vào lượng phân được loại bỏ bằng hạt và lượng phân tăng theo đáp ứng năng suất mục tiêu. Đất phù sa An Phú – An Giang trên cùng một năng suất đạt được (11-12 tấn/ha) nhu cầu bón NPK trên đất có bao đê cao hơn đất không bao đê.

Khả năng cung cấp N từ đất đạt từ 45-50%, đối với P và K khả năng cung cấp từ đất >80%, khả năng cung cấp dưỡng chất NPK từ đất theo thứ tự K>P>N. Đất bao đê có khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng NPK từ đất thấp hơn so với đất không bao đê, khả năng cung cấp dưỡngchất NPK từ đất theo thứ tự 51-80-91%; 54-86-91%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bąk, K., Gaj, R., and Budka, A., 2016. Accumulation of nitrogen, phosphorus and potassium in mature maize under variablerates of mineral fertilization. Fragm. Agron, 33(1), 7-19.

Bender R. R., Jason W. Haegele, Matias L. Ruffo and Fred E. Below., 2013. Nutrient uptake, partitioning, and remobilization in modern, transgenic insect-protected maize hybrids. Agron. J. 105 (1): 161–170.

Codling, E. E., Mulchi, C. L., and Chaney, R. L., 2007. Grain yield and mineral element composition of maize grown on high phosphorus soils amended with water treatment residual. Journal of plant nutrition, 30(2), 225-240.

Dobermann, A., Witt, C. and Dawe, D., 2002. Performance of site-specific nutrient management in intensive rice cropping systems of Asia. Better Crops International, 16(1), p.25.

Gul, S., Khan, M. H., Khanday, B. A., and Nabi, S., 2015. Effect of sowing methods andNPK levels on growth and yieldof rainfed maize(Zea maysL.). Scientifica, 2015.

Huan, T.T.N., Khuong, T.Qand Ngau N.V., 2011a. Improving of maize yield and profitability through integrated crop management(ICM) with emphasis on site-specific nutrient management (SSNM) and planting density inHau Giang province ofVietnam. Omonrice 18: 97-103.

Huan, T.T.N., Khuong, T.Qand Ngau N.V., 2011b. Integrated crop management on maize production in shift of cropping system– a case study ofHau Giang province, Vietnam. Omonrice 18: 104-111.

Janssen, B.H., Guiking, F.C.T., van derEijk, D., Smaling, E.M.A., Wolf, J. and vanReuler, H., 1990. A system for quantitative evaluation of the fertility of tropical soils(QUEFTS). Geoderma, 46: 299-318.

Khuong, T.Q., Tan, P.S. and Witt, C., 2008. Improving of maize yield and profitability through site-specific nutrient management (SSNM) and planting density. OmonRice Journal, 16, pp.88-92.

Krey T., Vassilev N., Baum C., and Eichler-Löbermann B., 2013. Effects of long-term phosphorus application and plant-growth promoting rhizobacteria on maize phosphorus nutrition under field conditions. European Journal of Soil Biology 55:124-130.

Lê Xuân Đính. 2009. Phân bón cho cây bắp lai. https://nongnghiep.vn/phan-bon-cho-cay-bap-lai-post35342.html. (ngày truy cập 29/06/2009).

Nájera, F., Tapia, Y., Baginsky, C., Figueroa, V., Cabeza, R., and Salazar, O., 2015. Evaluation of soil fertility and fertilisation practices for irrigated maize(Zea mays L.) underMediterranean conditions in centralChile. Journal of soil science and plant nutrition, 15(1), 84-97.

Niaz A., Yaseen M., Arshad M. and Ahmad R., 2015. Response of maize yield, quality and nitrogen use efficiency indices to different rates and application timings. The Journal of Animal &Plant Sciences, 25(4): 1022-1031.

Pampolino, M. F., Witt, C., Pasuquin, J. M., Johnston, A., and Fisher, M. J. 2012. Development approach and evaluation of the Nutrient Expert software for nutrient management in cereal crops. Computers and electronics in agriculture, 88, 103-110.

Pasuquin J. M., Pampolinoa M. F., Witt C., Dobermann A., Oberthür T., Fisher M. J., and Inubushi K., 2014. Closingyield gaps in maize production inSoutheast Asia through site-specific nutrient management. Field Crops Research 156: 219 - 230.

Qiu S., Xie J., Zhao S., Xu X., Hou Y., Wang X., Zhou W., He P. , Johnstond A. M. , Christie P., and Jin J., 2014. Long-term effects of potassium fertilization on yield, efficiency, and soil fertility status in a rain-fed maize system in northeastChina. Field Crops Research 163: 1–9.

Santner, J., Mannel, M., Burrell, L. D., Hoefer, C., Kreuzeder, A., and Wenzel, W. W., 2015. Phosphorus uptake byZea mays L. is quantitatively predicted by infinite sink extraction of soilP. Plant and soil, 386(1-2), 371-383.

Smaling E.M.A., 1993. An agro-ecological framework for integrated nutrient management with special reference toKenya. Ph.D. Thesis, Wageningen Agricultural University, Wageningen, The Netherlands.

Walsh L. M., and J. D. Beaton. 1973. Soil testing and plant analysis. Soil Sci. Am., Madison. WI, USA.

Witt, C., and Dobermann, A., 2002. A site-specific nutrient management approach for irrigated, lowland rice inAsia. Better Crops International, 16(1), 20-24.