Nguyễn Thanh Long * , Mai Viết Văn , Trần Đắc Định , Huỳnh Văn Hiền Naoki Tojo

* Tác giả liên hệ (ntlong@ctu.edu.vn)

Abstract

A study of fishing activities was conducted from July to December 2017 in coastal provinces of the Mekong Delta. Results show that the gill nets, trawl nets, bag nets, and cage traps were main fishing gears and had highest number of fishing boats and yields. All of fishing gears can capture whole year round. Gill nets had largest scale, but the yield of trawlers was highest. Gill nets were most effective with highest profit achieved (298 million VND per year). Trawlers had highest yield (20.42 tons/year), but they had highest ratio of trash fish (38.4%) and lowest benefit ratio (0.45 times). Although the bag nets had highest benefit ratio (1.41 times), they had lowest yield (7.17 tons/year) and highest ratios of trash fish so they affected fisheries resources. Cage traps had highest ratio of trash fish (23.8%). For the sustainable development of fishing, management of fisheries resources should be promoted, supporting fishermen to access low interest rates to invest in capture production, and training them to use advanced fishing gear to increase their fishing efficiency.
Keywords: Advantages and disadvantages, finance, fishing, Mekong Delta, technique

Tóm tắt

Nghiên cứu hoạt động khai thác thủy sản được thực hiện từ tháng 7- 12/2017 ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu long. Kết quả cho thấy nghề lưới rê, lưới kéo, nghề lưới đáy và rập xếp là các nghề khai thác chủ lực chiếm số lượng tàu và sản lượng cao. Tất cả các nghề có thể khai thác quanh năm. Tàu lưới rê có qui mô lớn nhất nhưng sản lượng một năm của tàu lưới kéo lại cao nhất. Nghề lưới rê khai thác có hiệu quả nhất với lợi nhuận đạt cao nhất (298 triệu đồng/năm). Nghề lưới kéo đạt sản sản lượng cao nhất (20,42 tấn/năm) nhưng tỉ lệ cá tạp cao (38,4%) và tỉ suất lợi nhuận đạt thấp nhất (0,45 lần). Mặc dù nghề lưới đáy đạt tỉ suất lợi nhuận cao (1,41 lần) nhưng sản lượng thấp (7,17 tấn/năm) và tỉ lệ cá tạp cao (30,9%), vì vậy nghề này ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản. Nghề rập xếp có tỉ lệ cá tạp cao (23,8%). Để nghề khai thác phát triển ổn định, cán bộ quản lý thủy sản cần đẩy mạnh công tác quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản, tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận vốn với lãi suất thấp để đầu tư sản xuất, và tập huấn ngư dân biết sử dụng các thiết bị khai thác nhằm tăng hiệu quả khai thác của họ.
Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, khai thác thủy sản, Kỹ thuật, Tài chính, Thuận lợi và khó khăn

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Thủy sản, 2006. Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 về Hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản, 16 trang.

Đặng Thị Phúc Trường, Phạm Văn Thông, Phạm Xuân Thủy và Phạm Thị Thanh Thủy, 2016. Hiệu quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản Trường Đại học Nha Trang, 1: 145-151.

Lê Văn Ninh, 2006. Hiện trạng nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và một số định hướng phát triển trong thời gian tới. Tạp chí Thủy sản, 11: 29-30.

Lê Xuân Sinh, 2010. Giáo trình kinh tế thủy sản. Nhà xuất bản Trường Đại học Cần Thơ. TP Cần Thơ, 95 trang.

Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2015. Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 37b: 105-111.

Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010. Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các nghề khai thác thủy sản chủ yếu ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 14b: 354-366.

Nguyễn Thanh Long và Trần Ngọc Hải, 2014. Các khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá chình hoa (Anguilla marmorata) ở Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 31b: 93-97.

Nguyễn Thanh Long, 2014. Khía cạnh kỹ thuật và tài chính của nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây ở Đồng bằng sông Cửu long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 35b: 97-103.

Nguyễn Thanh Long, 2015. Nghiên cứu nghề lưới rập xếp ở tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 41b: 94-100.

Nguyễn Thanh Long, 2016. Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 46b: 87-94.

Tổng cục Thống kê, 2017. Niên giám thống kê năm 2016. Nhà xuất bản Thống kê. 946 trang.

Trung tâm Tin học - Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2016. Báo cáo tổng kết quả thực hiện 12 tháng năm 2016. 21 trang.