Nguyễn Ngọc Khánh Anh * , Nguyễn Thị Diễm Hương Nguyễn Thị Tuyết Nhung

* Tác giả liên hệNguyễn Ngọc Khánh Anh

Abstract

Integrating principles of green chemistry in nanotechnology is a developing area of nanoscience. Therefore, the synthesis of nanoparticles from environmentally benign and sustainable methods is received growing demands. These methods are required to use nontoxic chemicals, environmentally friendly solvents, and renewable materials to avoid their adverse effects. In this work, a simple, economical and environmentally benign method for the synthesis of gold nanoparticles (AuNPs) was described. This single-step method was highlighted by avoiding the use of surfactant, capping agents and following several principles of green chemistry. Specifically, AuNPs were synthesized by the reaction of an aqueous solution of tetrachloroauric (III) acid with the stock solution of tea leaves at room temperature. In this reaction, the polyphenolic molecules contained in tea leaves were responsible for reduction and stabilization. The formation of AuNPs was confirmed by using UV-Vis absorption spectrum. The phase composition, size and morphology of AuNPs were determined by using X-ray diffraction analysis (XRD) and transmission electron microscopy (TEM). Next, AuNPs were mixed as a component in cosmetic formulation for skin care. The analyzing for the obtained product, AuNP cream, showed that AuNPs were presented in cream with the amount of 7.55 ppm. Remarkably, the obtained AuNP cream was proved to be safe for skin.
Keywords: Gold nanoparticles, green synthesis, surface plasmon, tea extract

Tóm tắt

Kết hợp các nguyên tắc của hóa học xanh vào kĩ thuật nano là một trong những lĩnh vực nghiên cứu đang được phát triển của khoa học nano ngày nay. Vì vậy, các phương pháp bền vững, thân thiện với môi trường trong tổng hợp các hạt nano ngày càng được quan tâm. Đó là phương pháp sử dụng các hóa chất không độc hại, dung môi thân thiện với môi trường, vật liệu có thể tái tạo để tránh các tác dụng phụ. Một phương pháp thực nghiệm thân thiện với môi trường, kinh tế và đơn giản để tổng hợp các hạt nano vàng sử dụng lá trà trong dung môi nước ở nhiệt độ phòng được tiến hành trong nghiên cứu này nhằm mục đích đưa phương pháp hóa học xanh vào tổng hợp nano. Phương pháp này chỉ trải qua một bước, tránh được việc sử dụng thêm các chất bề mặt và chất bảo vệ. Cụ thể, hạt nano vàng (AuNPs) được tổng hợp bằng phản ứng giữa tetrachloroauric (III) acid (HAuCl4) và dịch chiết lá trà ở nhiệt độ phòng. Trong phản ứng này, các polyphenol có trong dịch chiết lá trà đóng vai trò là tác nhân khử đồng thời cũng là chất ổn định. Quang phổ hấp thụ UV-Vis được sử dụng để xác nhận sự hình thành hạt nano vàng trong dung dịch sau phản ứng. Thành phần pha, hình thái bề mặt và kích thước của hạt nano vàng được xác định bằng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) và nhiễu xạ tia X (XRD). Dung dịch nano vàng sau đó được phối trộn vào kem nền cho kết quả không kích ứng da với hàm lượng vàng trong kem là 7,55 ppm.
Từ khóa: Hạt nano vàng, dịch chiết lá trà, tổng hợp xanh, hiệu ứng plasmon bề mặt

Article Details

Tài liệu tham khảo

Andraos, J. and Dicks, A. P., 2012. Green Chemistry Teaching in Higher Education: aReview of Effective Practices. Chemistry Education Research and Practice. 13: 69-79.

Duan, H., Wang, D. and Li, Y., 2015. Green Chemistry for Nanoparticle Synthesis. Chemical Society Reviews. 44: 5778-5792.

Dykman, L. A. and Khlebtsov, N. G., 2011. Gold Nanoparticles in Biology and Medicine: Recent Advances and Prospects. ActaNaturae. 3(2): 34-55.

Đoàn Văn Hồng Thiện, Hứa Hoàng Thái, Lý Cẩm Nhung, Huỳnh Thu Hạnh, Nguyễn Việt Bách, và Nguyễn Quang Long, 2014. Sử dụng nước ép chanh tổng hợp nano vàng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 30: 22-28.

Huỳnh Thị Cẩm Quyên, 2012. Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano vàng - chitosan định hướng ứng dụng trong dược phẩm. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Lạc Hồng. Tỉnh Đồng Nai.

Krishnamurthy, S., Esterle, A., Sharma, N. C. and Sahi, S. V., 2014. Yucca-derived synthesis of gold nanomaterial and their catalytic potential. Nanoscale Research Letters. 9: 627-635.

Rosalind, J. M., Kim, G. J. and Anne, M. M., 2009.Green tea (Camellia sinensis) catechins and vascular function.British Journal of Nutrition. 102: 1790-1802.

Samiran, M., Saswati, B., Naznin, A. B. and Debabrata, M., 2014.A Brief Introduction to the Development of Blogenic Synthesis of Metal Nanoparticles.Journal of Nano Research. 27: 41-52.

Susanne, M. H., Yantao, N., Nicolas, H. L. et al., 2004. Bioavailability and antioxidant activity of tea flavanols afterconsumption of green tea, black tea, or a green tea extractsupplement. The American Journal of Clinical Nutrition. 80: 1558-1564.

Yupapin, P. and Suwandee, P., 2016. Nano-particles for Cosmetic Use: Particle Sizing, Cytotoxicity Test, and Facial Gesture Monitoring Model. Journal of Cosmetology and Trichology. 2: 112.