Phan Chí Nguyện * , Phạm Văn Hiệp , Nguyễn Kim Lợi , Phạm Thanh Vũ Trần Văn Dũng

* Tác giả liên hệ (pcnguyen@nomail.com)

Abstract

This research was aimed to build up the scientific basis of land resources to help managers orient the use of agricultural land in a sustainable and effective manner and promote the land potential of the district. The data on physical condition, socio-economic and environmental factors were collected by farmer interview and PRA method. The land evaluation methods of FAO (1976 and 2007) were used to define the land suitability zones of district. The results showed that having 5 land characteristics of the district, 13 land units and 3 land suitabitlity zones were determined. Based on the land suitability to the natural and economic conditions and the level of impact of social and environmental factors, sustainability land use model was proposed.
Keywords: Agriculture production, Cai Lay District, Evaluation Land, Suitability Land

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng cơ sở khoa học về tài nguyên đất đai nhằm giúp các nhà quản lý định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả và phát huy đúng tiềm năng đất đai của huyện. Nghiên cứu đã thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, môi trường bằng cách khảo sát nông hộ, PRA và tổng hợp tài liệu. Phương pháp đánh giá thích nghi đất đai theo FAO (1976 và 2007) được sử dụng để đánh giá sự phù hợp đất đai về kinh tế - xã hội của huyện, hướng đến sử dụng đất bền vững. Kết quả cho thấy với 5 đặc tính đất đai của huyện đã thành lập nên 13 đơn vị đất đai chuyên biệt và đã phân lập được 3 vùng thích nghi đất đai về điều kiện tự nhiên cho 4 kiểu sử dụng đất triển vọng của huyện (Lúa 3 vụ, 2 vụ lúa – 1 vụ màu, chuyên màu và chuyên cây ăn trái). Về xác định vùng thích nghi, kết hợp điều kiện kinh tế với tự nhiên, 3 vùng thích nghi và các mức độ thích nghi khác nhau được thành lập. Trên cơ sở thích nghi đất đai về điều kiện tự nhiên, kinh tế và mức độ tác động của yếu tố xã hội, môi trường, các mô hình sử dụng đất theo hướng bền vững được đề xuất.
Từ khóa: Đánh giá đất đai, huyện Cai Lậy, sản xuất nông nghiệp, thích nghi đất đai

Article Details

Tài liệu tham khảo

FAO, 1976. A framework for land evaluation. FAO Soil Bulletin 32. FAO. Rome.

FAO, 2007. Land Evaluation towards a revised framework. Land and discussion paper, FAO, Rome, Italy.

Lê Văn Khoa, Trần Bá Linh, 2013. Giáo trình bạc màu đất và bảo tồn tài nguyên đất. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 114 Trang.

Phạm Thanh Vũ, Võ Quang Minh, Phan Chí Nguyện, 2015. Phân vùng thích nghi đất đai cho sản xuất nông nghiệp tại tám tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long dưới điều kiện biến động chế độ ngập mặn. Hội nghị khoa học và công nghệ lần thứ 14. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. HCM. Trang 179-186.

Phạm Thị Thanh Bình, 2017. Phát triển nông nghiệp Việt Nam: Thành tựu và hạn chế. Tạp chí Cộng sản. Truy cập website: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te/2017/42992/Phat-trien-nong-nghiep-Viet-Nam-Thanh-tuu-va-han-che.aspx. Truy cập ngày [02/08/2017].

Trần Văn Đạt, Trần Nghĩa Đời và Lê Thiện Tùng, 2013. Gò Công: Những dấu ấn nổi bật. Nhà xuất bản 5 Star Printing, California, Hoa Kỳ. Quyển I: 442 Trang.

Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, 2013. Báo cáo thuyết minh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và 5 năm kỳ đầu 2011-2015.

Võ Phước Khải, (2011). Đánh giá sự liên kết giữa phân hạng thích nghi định tính và định lượng kinh tế (FAO 1976 và 2007) trên cơ sở khảo sát thực tế, nghiên cứu cụ thể trong điều kiện huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.