Võ Nam Sơn * , Trần Ngọc Hải , Lý Văn Khánh , Nguyễn Thanh Phương Bành Văn Nhẫn

* Tác giả liên hệ (vnson@ctu.edu.vn)

Abstract

The study was conducted by interviewing 123 farmers of improved extensive shrimp and 141 farmers of rotation shrimp-rice in the four clusters in two areas affected by saline water from East sea and Thailand gult in Thoi Binh district, Ca Mau province. The object of study was to determine technical and financial parameters affecting to the productivity and cost-benefit of these shrimp culture systems to recommend the solutions for improving the benefit of shrimp farmers. The results showed that the improved extensive system had an average stocking density about 9.29±3.78 shrimp/m2/year(time of stocking as 4,02±1,19 times/year ) with the average shrimp yield was 558.40±113.01 kg/ha/year and the net income of VND 93.81±21.02 million/ha/year. The rice – shrimp system, with the average stocking density about 5.39±2.38 shrimp/m2 annually (time of stocking as 3,36±0,96 times/year) stocking density and reached an average yield of 491.90±156.99 kg/ha/year and average of VND 95.41±29.01 million/ha/year net income. In the improved extensive and rice – shrimp systems, shrimp stocking density, number of stocking times, applying hapa to nursing post-larva and the percentage of aquatic weed area affected the shrimp yield and net income of farmers; additionally, in the rice – shrimp system the stocking Macrobrachium rosenbergii in the rainy season improved significantly the shrimp yield and net income of farmers. Improved extensive shrimp system had higher net income and has been developed in the adjacent areas to the coastal areas to replace the rice – shrimp areas, meanwhile the rice – shrimp system has been shifted toward inland areas due to salinity intrusion.
Keywords: Cost-benefit, improved extensive, shrimp - rice, technical, tiger shrimp

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện qua việc phỏng vấn trực tiếp 123 hộ nuôi tôm sú quảng canh cải tiến (QCCT) và 141 hộ nuôi tôm – lúa (T-L) tại 4 khu vực của hai vùng chịu ảnh hưởng của hai nguồn nước mặn từ biển Đông và Vịnh Thái Lan ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tác động của các yếu tố kỹ thuật lên năng suất và lợi nhuận các mô hình nuôi, góp phần cung cấp thông tin cho các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của các mô hình nuôi này. Kết quả cho thấy mô hình QCCT có mật độ thả tôm cả năm 9,29±3,78 con/m2/năm (4,02±1,19 đợt/năm). Năng suất tôm là 558,40±113,01 kg/ha/năm cho lợi nhuận 93,81±21,02 triệu /ha/năm. Mô hình tôm – lúa, mật độ thả tôm trung bình là 5,39±2,38 con/m2/năm (3,36±0,96 đợt/năm). Năng suất tôm trung bình là 491,90±156,99 kg/ha/năm, lợi nhuận 95,41±29,01 triệu đồng/ha/năm. Trong cả hai mô hình nuôi QCCT và T-L: mật độ thả tôm sú, số lần thả giống, sử dụng ao vèo để ương tôm và tỉ lệ diện tích thực vật ảnh hưởng tới năng suất tôm muôi và lợi nhuận của mô hình; trong khi đó ở mô hình T – L, việc thả thêm tôm càng xanh vào mùa mưa làm tăng năng suất và lợi nhuận. Mô hình nuôi tôm QCCT có lợi nhuận cao và phát triển mạnh ở các khu vực gần biển và thay thế mô hình nuôi T – L, mô hình nuôi T – L có xu hướng dịch chuyển sâu vào nội địa do sự xâm nhập mặn ngày càng sâu.
Từ khóa: Chi phí-lợi nhuận, kỹ thuật, quảng canh cải tiến, tôm – lúa, tôm sú

Article Details

Tài liệu tham khảo

Lâm Ngọc Bửu, 2010. Nghiên cứu khả năng sử dụng cây năn tượng (Scirpus littoralis) để xử lý nước thải nuôi tôm sú (Penaeus monodon)” Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 89 trang.

Lâm Thái Xuyên, 2011. Đánh giá thực trạng ứng dụng các tiêu chuẩn nuôi tôm sú (Penaeus monodon) bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp cao học, ngành nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Quốc Việt, Võ Nam Sơn, Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2015. Phân tích khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp với cua biển (Scylla paramamosain) ở huyện Năm Căn, Cà Mau. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 37: 89 – 96. ISSN 1859-2333Nguyễn Công Thành, Nguyễn Văn Hảo, Lê Xuân Sinh và Đặng Thị Phượng, 2011. Phân tích những rủi ro và hạn chế của mô hình luân canh tôm lúa đang áp dụng trên bán đảo Cà Mau. Kỷ yếu hội nghị toàn quốc đại học nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 96-106.

Nguyễn RuBe, 2012. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của các mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn cao học, Ngành nuôi trồng thủy sản, Khoa thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2003. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác. Khoa thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ: Giáo trình, trang 43 – 91.

Tổng cục Thủy sản Việt Nam, 2016. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển tôm lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp lần thứ 13/2016 chủ đề: “Giải pháp nâng cao tính bền vững của mô hình canh tác tôm – lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009. Nguyên lý và kỹ thuật nuôi tôm sú, Tp HCM: Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 203 trang.

Trần Văn Đoan 2016. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình tôm – lúa ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Luận văn cao học chuyên ngành quản lý kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM. 88 trang.

Trương Hoàng Minh, Trần Hoàng Tuân và Trần Trọng Tân, 2013. So sánh hiệu quả sản xuất của hai mô hình tôm sú - lúa luân canh truyền thống và cải tiến ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. ISSN 28: 143-150

Trương Tấn Nguyên, 2013. Đặc điểm kỹ thuật và một số chỉ tiêu chất lượng nước trong mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng thủy sản, khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

Son, V.N., Phuong, N.T., Hai, T.N. and Yakupitiyage, A., 2011. Production and economic efficiencies of intensive black tiger prawn (Penaeus monodon) culture during different cropping seasons in the Mekong delta, Vietnam. Aquaculture International, 19(3): 555-566.