Châu Tài Tảo * Trần Ngọc Hải

* Tác giả liên hệ (cttao@ctu.edu.vn)

Abstract

This study was aimed to clarify the kind of suitable feeds and nursing environment for each development stage of red clawed crab larvae. The study included two experiments of six treatments, of which, the experiment one is on nursing the larvae from Zoea-1 to Zoea-4 with feeding A (Artemia at umbrella stage + Frippak-150 for Zoea-1 to Zoea-2 and Nauplii Artemia + Frippak-150 for Zoea-3 to Zoea-4), B (Rotifer for Zoea-1 to Zoea-2 and Nauplii Artemia for Zoea-3-Zoea-4) and C (Rotifer + umbrella stage Artemia for Zoea-1 to Zoea-2 and Nauplii Artemia + Frippak-150 for Zoea-3 to Zoea-4), the second is on nursing larvae from Zoea-4 to crab-1 with feeding D (Nauplii Artemia + Frippak-150 for Zoea-4 to crab-1), E (Nauplii Artemia for Zoea-4 to crab-1) and F (Nauplii Artemia + Lansy-PL for Zoea-4 to crab-1); and both experiments in green and clear water systems. Results showed that nursing in green or clear water systems did not affect the growth and survival rate of red clawed crab. Nursing red clawed crab from Zoea-1 to Zoea-4 and feeding C feed; and nursing from Zoea-4 to crab-1 with D feed resulted the best in term of the growth, survival rate and crab-1 production (p<0,05) compared to remaining treatments.
Keywords: Foods, growth performance, red claw crab larvae, survival rate

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định loại thức ăn và môi trường ương thích hợp cho từng giai đoạn của ấu trùng ba khía. Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức, thí nghiệm 1 ương ấu trùng ba khía từ Zoea-1 đến Zoea-4 với các loại thức ăn A (Artemia bung dù + Frippak-150/Zoea-1đến Zoea-2 và Artemia nở + Frippak-150/Zoea-3 đến Zoea-4), thức ăn B (Luân trùng/Zoea-1 đến Zoea-2 và Artemia nở /Zoea-3-Zoea-4) và thức ăn C (Luân trùng + Artemia bung dù/Zoea-1 đến Zoea-2 và Artemia nở + Frippak-150/Zoea-3 đến Zoea-4). Thí nghiệm 2 là ương ấu trùng ba khía từ Zoea-4 đến ba khía-1 với các loại thức ăn D (Artemia nở + Frippak-150/Zoea-4 đến Ba khía-1), thức ăn E (Artemia nở /Zoea-4 đến Ba khía-1) và thức ăn F (Artemia nở + Lansy-PL/Zoea-4 đến Ba khía-1) trong hệ thống nước xanh và nước trong. Kết quả cho thấy ương trong hệ thống nước xanh hay nước trong không ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ba khía. Ương ấu trùng ba khía từ Zoea-1 đến Zoea-4 với loại thức ăn C và ương từ Zoea-4 đến ba khía-1 với loại thức ăn D cho tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất ở ba khía-1 tốt nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
Từ khóa: Ấu trùng ba khía, tăng trưởng, thức ăn, tỷ lệ sống

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2014. Loài ba khía có nguy cơ cạn kiệt. Truy cập từ http://wcag.mard.gov.vn/pages/news detail.aspx?NewsId=17531 ngày 05/09/2016.

Đoàn Xuân Diệp, 2005. Thực nghiệm sinh sản nhân tạo và ương nuôi ấu trùng ghẹ xanh (Portunus pelagicus) trong hệ thống nước xanh và nước trong tuần hoàn. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ, 56 trang.

Lâm Huỳnh Phúc, 2014. Ảnh hưởng của mật độ thức ăn, mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống trong ương ấu trùng ba khía (Sesarma sederi). Luận văn cao học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 49 trang.

Lý Văn Khánh, Võ Nam Sơn, Châu Tài Tảo và Trần Ngọc Hải, 2015. Ảnh hưởng của độ kiềm đến tỷ lệ biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain). Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 38b: 61-65.

Nguyễn Nghi Lễ và Châu Tài Tảo, 2016. Ảnh hưởng của mật độ lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng ba khía (Sesarma sederi) ương trong hệ thống nước xanh và nước trong. Tạp chí khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. Số 12: 80-85.

Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang, 2014. Hiệu quả từ mô hình nuôi ba khía. Truy cập từ Websitehttp://sonongnghiepkiengiang.gov.vn. Ngày truy cập 8/11/2016.

Swingle, H.S., Greene, G.N. and Lovell, R.T., 1969. Methods of analysis for waters, organic matter, and pond bottom soils used in fisheries research.

Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa, 2004. Ảnh hưởng của mật độ ương lên sự phát triển của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) trong mô hình nước xanh. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ. 178-192.

Trần Ngọc Hải và Châu Tài Tảo, 2017. Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ba khía (Sesarma sederi). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Số 3+4: 183 – 189.